intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I. SINH 9 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Mức độ nội dung Vận dụng Nội dung Biết Hiểu Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Biết được các khái niệm: tính trạng, nhân tố di truyền - Ký hiệu của giao tử. - Xác định kiểu gen Chương I: - Cơ sở tế bào học của cá thể mang tính Các thí của quy luật phân li. trạng trội nghiệm của - Các loại giao tử Menđen được tạo ra từ kiểu gen dị hợp 1 cặp, 2 cặp gen. 6 câu 1 câu 7 câu 2 điểm 1 điểm 3 điểm 20% 10% 30% - Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho - Xác định số cromatit ở - Di truyền liên kết. quy luật phân li độc kỳ giữa của nguyên - Cặp NST tương lập. phân, số tế bào con được đồng. - Bộ NST đơn bội tạo ra qua nguyên phân, Chương II: - Diễn biến của - Cặp NST giới tính ở số NST trong các tế bào Nhiễm sắc NST trong giảm một số loài con. thể phân I. - Cơ chế sinh con trai ở người 3 câu 0.5 câu 3 câu 0.5 câu 3 câu 10 câu 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 5 điểm 10% 10% 10% 10% 10% 50% - Tính chiều dài của gen. Chương III. - Tính số lượng từng loại nu
  2. của gen. ADN và Gen 1 câu 1 câu 2 điểm 2 điểm 20% 20% 9.5 câu 4.5 câu 1 câu 3 câu 18 câu TỔNG 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm 40% 30% 20% 10% 100%
  3. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: SINH HỌC 9 – LỚP ..... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A Ngày kiểm tra: ...../...../2023 Trường THCS :................................ Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên : ........................................ Lớp:.............Phòng thi số:................ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm - Học sinh làm bài ngay trên đề thi này) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là gì? A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp. C. Sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân. D. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân. Câu 2: Tính trạng là: A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình. B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. 2. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các gen của cơ thể. 3. Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. 4. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. 5. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định: A. tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. B. các tính trạng của sinh vật. C. các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể. D. các đặc điểm về tâm sinh lí của một cơ thể. Câu 5: Những loai giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là: A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB Câu 6: Ký hiệu của giao tử là: A. G B. P C. F D. F1 Câu 7: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở: A. kì trung gian của lần phân bào I. B. kì giữa của lần phân bào I. C. kì trung gian của lần phân bào II. D. kì giữa của lần phân bào II. Câu 8: Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là: A. các NST kép co ngắn, đóng xoắn. B. các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi
  4. phân bào. C. các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào. D. các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 9: Cặp NST tương đồng gồm: A. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. B. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. Câu 10: Bộ NST đơn bội chỉ chứa A. một chiếc NST. B. một chiếc NST của mỗi cặp tương đồng. C. hai chiếc NST. D. hai chiếc NST của mỗi cặp tương đồng. Câu 11: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY. B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX. C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY. D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY. Câu 12: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Ở kỳ giữa của nguyên phân số crômatit trong tế bào là: A. 8 B. 24 C. 16 D. 32 Câu 13: Nhóm sinh vật nào dưới đây có cặp NST giới tính của giới đực là XX, giới cái là XY? A. Người, tinh tinh B. Người, gà, ruồi giấm C. Bò, vịt, cừu D. Chim, ếch, bò sát Câu 14: Ruồi giấm có 2n = 8 NST. Có 1 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST có trong các tế bào con: A. 254 B. 256 C. 258 D. 260 Câu 15: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 4 tế bào con B. 8 tế bào con C. 2 tế bào con D. 16 tế bào con B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Câu 1: (1 điểm) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Bằng cách nào có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ là đồng hợp hay dị hợp? Hãy nêu cách tiến hành? Câu 2: (2 điểm) Di truyền liên kết là gì? Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen những nội dung nào? Câu 3: (2 điểm) Gen B có 2400 nucleotit (nu), có hiệu số giữa A với 1 loại nu không bổ sung là 30% số nu của gen. a. Tính chiều dài của gen B? b. Tính số lượng từng loại nu của gen B?
  5. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: SINH HỌC 9 – LỚP ..... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B Ngày kiểm tra: ...../...../2023 Trường THCS :................................ Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên : ........................................ Lớp:.............Phòng thi số:................ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm - Học sinh làm bài ngay trên đề thi này) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Bộ NST đơn bội chỉ chứa A. một chiếc NST. B. một chiếc NST của mỗi cặp tương đồng. C. hai chiếc NST. D. hai chiếc NST của mỗi cặp tương đồng. Câu 2: Những loai giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là: A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB Câu 3: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 4 tế bào con B. 8 tế bào con C. 2 tế bào con D. 16 tế bào con Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. 2. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các gen của cơ thể. 3. Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. 4. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. 5. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định: A. tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. B. các tính trạng của sinh vật. C. các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể. D. các đặc điểm về tâm sinh lí của một cơ thể. Câu 6: Tính trạng là: A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình. B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 7: Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là: A. các NST kép co ngắn, đóng xoắn. B. các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào. D. các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 8: Ký hiệu của giao tử là:
  6. A. G B. P C. F D. F1 Câu 9: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là gì? A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp. C. Sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân. D. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân. Câu 10: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở: A. kì trung gian của lần phân bào I. B. kì giữa của lần phân bào I. C. kì trung gian của lần phân bào II. D. kì giữa của lần phân bào II. Câu 11: Nhóm sinh vật nào dưới đây có cặp NST giới tính của giới đực là XX, giới cái là XY? A. Người, tinh tinh B. Người, gà, ruồi giấm C. Bò, vịt, cừu D. Chim, ếch, bò sát Câu 12: Cặp NST tương đồng gồm: A. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. B. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. Câu 13: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY. B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX. C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY. D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY. Câu 14: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Ở kỳ giữa của nguyên phân số crômatit trong tế bào là: A. 8 B. 24 C. 16 D. 32 Câu 15: Ruồi giấm có 2n = 8 NST. Có 1 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST có trong các tế bào con: A. 254 B. 256 C. 258 D. 260 B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Câu 1: (1 điểm) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Bằng cách nào có thể xác định được kiểu gen của cây thân cao là đồng hợp hay dị hợp? Hãy nêu cách tiến hành? Câu 2: (2 điểm) Di truyền liên kết là gì? Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen những nội dung nào? Câu 3: (2 điểm) Gen D có 3000 nucleotit (nu), có hiệu số giữa A với 1 loại nu không bổ sung là 20% số nu của gen. a. Tính chiều dài của gen D? b. Tính số lượng từng loại nu của gen D?
  7. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2023 - 2024
  8. Đề A Đề B Thang điểm A/PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 Điểm) 1+B 1+B 2+D 2+A 3+C 3+D 4+B 4+C 5+A 5+B 6+A 6+D 7+ A 7+B 8+B 8+A 9+D 9+B 10 + B 10 + A 11 + C 11 + D 12 + C 12 + D 13 + D 13 + C 14 + B 14 + C 15 + D 15 + B 1 ý đúng được 0,33 điểm. 2 ý đúng được 0,67 điểm. 3 ý đúng được 1 điểm B/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Sử dụng phép lai phân tích - Sử dụng phép lai phân tích 0.25 - Đem cây hoa đỏ cần xác định kiểu - Đem cây thân cao cần xác định kiểu gen lai với cây hoa trắng (aa) gen lai với cây thân thấp (aa) 0.25 + Nếu đời F1 thu được 100% cây có + Nếu đời F1 thu được 100% cây có kiểu hình hoa đỏ  cây hoa đỏ đem lai kiểu hình thân cao  cây thân cao đem 0.25 có kiểu gen đồng hợp (AA). lai có kiểu gen đồng hợp (AA). + Nếu đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 + Nếu đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng  cây hoa đỏ đem thân cao: 1 thân thấp  cây thân cao 0.25 lai có kiểu gen dị hợp (Aa). đem lai có kiểu gen dị hợp (Aa). Câu 2: (2 điểm) - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng 1 nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. - Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập: Nếu ở quy luật phân li độc lập của Menđen các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì di 1 truyền liên kết cho tổ hợp kiểu hình ít, không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Câu 3: (2 điểm) Câu 3: (2 điểm) a. Chiều dài của gen B là : L = N : 2 x a. Chiều dài của gen B là : L = N : 2 x 3,4 = 2400 : 2 x 3,4 = 4080 A0 3,4 = 3000 : 2 x 3,4 = 5100 A0 1 b. Ta có: b. Ta có: A - G = 30% A - G = 20% A+ G = 50% A+ G = 50% 1 => A =T = 40% => A = T = 35%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2