intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Dế Xu Phình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Dế Xu Phình" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Dế Xu Phình

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS DẾ XU PHÌNH NĂM HỌC 2022-2023 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 I. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn ngoài bài. 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số câu 3 1 1 5 hiểu 1 Số điểm 3 1 0,5 4,5 văn bản Câu số 1,2,3 4 5 1,2,3,4,5 Số câu 1 1 1 1 2 Kiến 2 Số điểm 0,5 1,0 1 0,5 2 thức Câu số 6 7 8 6 7,8 Số câu 3 2 1 1 1 6 2 Tổng Số điểm 3,0 1,5 0,5 1,0 1,0 5,0 2,0 II. Kiểm tra viết. 1. Viết chính tả: 2 điểm 2. Tập làm văn: 8 diểm
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Kiểm tra đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn ngoài bài. Bài 1: HAI BÀ TRƯNG Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Bài 2: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC Năm 1948, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni- xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh. Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao. Nhưng giữa lúc ấy, một trận bom của kẻ thủ đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta. Bài 3: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại. Lượm tới gần đống lửa, giọng em run lên : - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian… Cả đội nhao nhao : - Chúng em xin ở lại. Mừng nói như van lên: - Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ… Bài 4: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai
  3. súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói: - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu ! Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy : - Đúng đấy ! Đúng đấy ! Bài 5: HỘI VẬT Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng việt: - Đọc thầm bài: “Quê hương” em hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu: Quê hương Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa ... Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị. Theo Anh Đức Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì? A. Ba Thê C. Không có tên B. Hòn Đất D. Xóm lưới
  4. Câu 2. Quê hương chị Sứ là : A. Thành phố. C. Vùng biển. B. Vùng núi. D. Cao nguyên Câu 3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ? A. Các mái nhà chen chúc. B. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam. C. Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới D. Nhà sàn lâu năm Câu 4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ? A. Xanh lam. C. Hiện trắng những cánh cò B. Vòi vọi. D. Thấy ruộng đồng. Câu 5: Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình? A. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. B. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang. C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa. D. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Câu 6. Tiếng "yêu" gồm những bộ phận cấu tạo nào ? A. Chỉ có vần C. Chỉ có âm đầu và vần B. Chỉ có vần và thanh D. Chỉ có âm đầu và thanh Câu 7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác với chữ tiên nào dưới đây A. Tiên tiến C. Thần tiên B. Trước tiên D. Tiên phong Câu 8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng? Em hãy viết lại các danh từ đó. .................................................................................................................................. B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả (Nghe viết): Ngọn lửa Ô – lim – pích Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hi Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ. II. Tập làm văn: Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 7- 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm ) I. Bài kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm). * Đọc đúng tiếng, đúng từ; nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng tử 45 đến 50 tiếng trong 1 phút): được 3 điểm. * Các trường hợp khác tùy mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm cho phù hợp. II. Đọc – hiểu ( 7 điểm ) - Mỗi ý đúng câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 7 cho 1 điểm. - Câu 5 cho 0,5 điểm, câu 6 cho 0,5 điểm Câu 1: B Câu 3: C Câu 5: C Câu 7: C Câu 2: C Câu 4: B Câu 6: A Câu 8: Có 3 danh từ riêng: Chị Sứ, Hòn Đất, Ba Thê (1 điểm) B KIỂM TRA VIẾT (10 điểm ) I. Chính tả (2 điểm ) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (2 điểm). Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. II. Tập làm văn : (8 điểm). - Phần đầu thư: (2 điểm) + Địa điểm và thời gian viết thư (1 điểm) + Lời thưa gửi (1 điểm) - Phần chính: (4 điểm) + Nêu mục đích, lí do viết thư.(1 điểm) + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. (1 điểm) + Thông báo tình hình của người viết thư. (1 điểm) + Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư (1 điểm) - Phần cuối thư: (2 điểm) + Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn (1 điểm) + Chữ kí và tên hoặc họ, tên (1 điểm) Ngày 2 tháng 11 năm 2022 Duyệt của chuyên môn nhà trường Người ra đề Trần Thị Thu Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2