intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn

  1. TRƯỜNG THCS THU BỒN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Điểm Họ và tên: …………...………………… Năm học: 2023-2024 Lớp: ……. Môn: TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái có đáp án đúng nhất: Câu 1: Trong lược sử máy tính đã học, theo nguyên lý hoạt động trong máy tính với khái niệm “chương trình được lưu trữ” thì cấu tạo của máy tính không có? A. Thiết bị ra B. Bộ xử lý C. Bộ nhớ D. Con chuột. Câu 2: Trong lược sử máy tính, công nghệ nào thay thế rơ le điện cơ? A. Công nghệ cơ giới hóa B. Công nghệ tự động hóa C. Công nghệ đèn điện tử D. Công nghệ nano. Câu 3: Điều gì quyết định thông tin có còn ý nghĩa hay không? A. Sự chính xác của thông tin B. Thông tin mang tính sự kiện C. Thời điểm công bố thông tin D. Trang web chứa thông tin đó. Câu 4: Muốn tìm hiểu thông tin về một phương pháp học tập hiệu quả thì em có thể tìm hiểu thông tin của? A. Một người học giỏi nổi tiếng B. Một người lạ C. Một người ẩn danh em mới quen trên mạng xã hội D. Một người bất kì mà em biết. Câu 5: Để tìm hiểu thông tin về năng lượng gió, nguồn thông tin nào dưới đây đáng tin cậy nhất? A. Nguồn thông tin mới nhất từ chính phủ B. Nguồn thông tin từ trang web không rõ tên C. Nguồn thông tin từ trang báo đăng từ rất lâu D. Nguồn thông tin bất kì trên mạng internet. Câu 6: Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất? A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó B. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi C. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ D. Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam. Câu 7: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã hội thì em sẽ? A. Vào nhóm đó mà không cần biết gì B. Chấp nhận lời mời vì có các bạn của mình C. Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó rồi mới quyết định có tham gia hay không D. Đáp án khác. Câu 8: Dạng sản phẩm số em có thể tạo ra là? A. Những bức ảnh (chụp, chỉnh sửa) B. Truyện tự sáng tác C. Bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn D. A,B,C đều đúng. Câu 9: Khi thấy bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã hội thì em sẽ? A. Khuyên bạn gửi video đó cho mọi người B. Khuyên bạn nên quay nhưng không đăng video đó lên C. Khuyên bạn không nên quay và đăng video bạo lực đó lên mạng vì vi phạm quyền riêng tư của mỗi con người và vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng trên mạng D. Em sẽ giúp đỡ bạn quay và chia sẻ video đó lên mạng. Câu 10: Hành động nào dưới đây không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số? A. Chia sẻ địa chỉ website có chứa các bộ phim không có bản quyền sử dụng B. Tạo một trang cá nhân để chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình C. Quay và lan truyền video về bạo lực học đường D. Tham gia cá cược bóng đá qua Internet. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1: (2.0đ) Em hãy nêu các đặc điểm chính của thông tin số? Câu 2: (1.0đ) Em hãy nêu một số ví dụ cho thấy sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay?
  2. Câu 3: (1.0đ) Tin đồn (không rõ nguồn gốc) được lan truyền từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác. Tin đồn xuất hiện khắp nơi trong xã hội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bị đồn. Em hãy cho biết tin đồn thuộc loại thông tin đáng tin cậy hay không? Tại sao? Câu 4: (1.0đ) Nhóm em đang chuẩn bị tạo bài trình chiếu để hướng dẫn các bạn không vi phạm đạo đức, pháp luật và không có biểu hiện thiếu văn hóa khi chia sẻ thông tin, đăng bài viết và sử dụng hình ảnh trên internet. Khi tạo bài trình chiếu đó, nhóm em cần lưu ý điều gì?
  3. ĐÁP ÁN MÔN TIN HỌC 8 GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) * Khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất: (mỗi câu đúng 0.5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án D C C A A B C D C B II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm * Các đặc điểm chính của thông tin số : - Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa 0.5 bỏ hoàn toàn. 0.25 - Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép. 0.25 - Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ bởi dung 1 lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân. 0.25 - Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. 0.25 0.25 - Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. - Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. 0.25 - Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm. * Ví dụ về sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay. - Khi chưa có thiết bị công nghệ số: giáo viên hướng dẫn và truyền đạt 0.5 bằng miệng - Khi có thiết bị công nghệ số: 2 + Cách sử dụng truyền thống: Ứng dụng trình chiếu PowerPoint, sử 0.5 dụng máy chiếu, kết hợp đa phương tiện vào bài giảng,… + Cách ứng dụng mới: Dạy học qua nền tảng lớp học ảo, các khóa học trực tuyến, sử dụng tính năng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard, trang bị màn hình tương tác thông minh trong lớp học,… * Tin đồn thuộc loại thông tin không đáng tin cậy. Vì: không xác định 0.5 3 được nguồn thông tin do đó không thể chứng thực hay bác bỏ. 0.5 * Khi tạo bài trình chiếu, nhóm em cần lưu ý: cần đảm bảo tính văn hóa, thể hiện được đạo đức và tuân thủ pháp luật khi tạo ra các sản phẩm số, 4 1.0 giúp tránh được việc lan truyền thông tin sai trái, đồng thời góp phần tạo ra một xã hội số lành mạnh và hợp pháp. * Lưu ý: Trong các câu trên học sinh trả lời ý khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
  4. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC 8 Tổng Mức độ nhận thức % điểm Chương/ TT Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chủ đề TNK TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Q 1 Chủ đề 1. Máy 1. Lược sử công cụ tính toán 2 1 2.0 tính và cộng (C1,2) (Câu 2) 20% đồng 2 Chủ đề 2. Tổ 2. Thông tin trong môi trường số 1 1 1 3.5 chức lưu trữ, tìm (Câu 1) (C3) (Câu 3) 35% kiếm và trao đổi 3. Thực hành: khai thác thông tin 3 1.5 thông tin số. (C4,5,6) 15% 3 Chủ đề 3. Đạo 4. Đạo đức và văn hóa trong sử đức, pháp luật và dụng công nghệ kĩ thuật số. 2 2 1 3.0 văn hóa trong (C9,10) (C7,8) (Câu 4) 30% môi trường số Tổng 4 6 1 2 Tỉ lệ % 20% 20% 40% 20% 100% Tỉ lệ chung 40% 60% 100%
  5. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC LỚP 8 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận Chủ đề Đơn vị kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1. Lược sử công cụ Thông hiểu: tính toán – Hiểu được nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm “chương trình được lưu trữ”. Chủ đề 1. – Hiểu được các công nghệ của máy tính điện tử qua các thế hệ. Máy tính 1 – Hiểu được sự tiến bộ về bộ nhớ và thiết bị vào ra của các thế hệ. 2TN 1TL và cộng Vận dụng: đồng - Xác định được sự khác nhau giữa trước khi có công nghệ số và sau khi có cộng nghệ số để thấy được máy tính đã thay đổi thế giới to lớn thế nào. 2. Thông tin trong Nhận biết môi trường số – Nêu được một số đặc điểm chính của thông tin số. Vận dụng Chủ đề 2. 1TL 1TN 1TL Xác định được độ tin cậy của thông tin thông qua nguồn gốc, phân biệt ý Tổ chức kiến, sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận và đánh giá tính thời sự lưu trữ, tìm của thông tin 2 kiếm và trao đổi 3. Thực hành: khai Vận dụng thông tin thác thông tin số. - Tìm kiếm thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - Xác định được độ tin cậy của thông tin thông qua nguồn gốc, phân biệt 3TN ý kiến, sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận và đánh giá tính thời sự của thông tin Chủ đề 3. 4. Đạo đức và văn Thông hiểu Đạo đức, hóa trong sử dụng – Hiểu được các hành động vi phạm đạo đức, văn hóa, pháp luật và pháp luật công nghệ kĩ thuật tránh các hành động đó khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. 3 2TN 2TN 1TL và văn hóa số. Vận dụng trong môi – Tham gia sử dụng công nghệ kĩ thuật số đúng theo pháp luật và không trường số vi phạm đạo đức, văn hóa.
  6. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận Chủ đề Đơn vị kiến thức biết hiểu dụng dụng cao – Tạo ra các sản phẩm số có tính văn hóa, đạo đức và không vi phạm pháp luật Tổng Tỉ lệ % 20% 20% 40% 20% Tỉ lệ chung 40% 60%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2