intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I – MÔN VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC: 2022 – 2023 I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1. Phạm vi kiến thức: -Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 7 theo PPCT (sau khi học xong bài : Áp suất). 2. Mục đích: Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra. 3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (50% TNKQ, 50% TL) II. MA TRẬN ĐỀ VÀ BẢN ĐẶC TẢ: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. 1.Nêu được dấu hiệu để 4.Nêu được ví dụ về 7.Vận dụng được 10. Tính được tốc Chuyển nhận biết chuyển động chuyển động cơ. công thức tính tốc độ độ trung bình của động cơ học. 5.Nêu được ví dụ về tính v s . chuyển động cơ học 2.Nêu được ý nghĩa của tương đối của chuyển t không đều. tốc độ là đặc trưng cho động cơ. 8. Xác định được tốc sự nhanh, chậm của độ trung bình bằng 6.Phân biệt được chuyển chuyển động. Nêu được thí nghiệm. động đều và chuyển động đơn vị đo của tốc độ. không đều dựa vào khái 9.Tính được tốc độ 3. Nêu được tốc độ niệm tốc độ. t/bình của chuyển t/bình là gì và cách xác động không đều. định tốc độ t/bình . Số câu 2 1 2 1 1 7 hỏi 5,5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,5 1,0 (55%) 2. Lực 11.Biết các loại lực ma 13. Nêu được ví dụ về tác 18.Biểu diễn được dụng của lực làm thay
  2. sát đổi tốc độ và hướng lực bằng véc tơ. 12. Nhận biết ma sát có chuyển động của vật. 19.Giải thích được lợi, ma sát có hại. 14. Nêu được lực là một một số hiện tượng đại lượng vectơ thường gặp liên quan 15. Nêu được ví dụ về tác đến quán tính dụng của hai lực cân 20.Đề ra được cách bằng lên một vật đang làm tăng ma sát có lợi chuyển động. và giảm ma sát có hại 16.Nêu được quán tính trong một số trường của một vật là gì? hợp cụ thể của đời 17. Nêu được ví dụ về sống, kĩ thuật. lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. Số câu 1 1 3 1 6 hỏi 3,5 Số điểm 0,5 1,0 1,5 0,5 (35%) 21.Biết khái niệm áp 3. Áp 22.Biết cách làm tăng, 23.Biết tính giá trị lực, công thức tính áp suất giảm áp suất. của áp suất suất Số câu 1 1. 2 hỏi 1 Số điểm 0.5 0.5 (10%) TS câu 6 6 2 1 15 hỏi TS 10,0 4,0 3,0 2,0 1,0 điểm (100%)
  3. PPHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TTRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: VẬT LÝ – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 10 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A). Câu 1. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. So với nhà ga thì A. mọi hành khách trên tàu đang đứng yên. B. toa tàu đang chuyển động. C. hàng cây bên đường đang chuyển động. D. hành lý trên toa tàu đang đứng yên. Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều? A. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành. B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. C. Chuyển động của một quả bóng lăn trên sân cỏ. D. Chuyển động của một người đang chạy. Câu 3. Một người đi được quãng đường s 1 hết t1 giây, đi được quãng đường S2 hết t2 giây. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường S1 và S2 là: s s v1 + v2 A. vtb = t + t . 1 2 B. vtb = . 1 2 2 s s s +s C. vtb = v + v . D. vtb = t + t . 1 2 1 2 1 2 1 2 Câu 4. Một ô tô đi với vận tốc 45 km/h. Con số đó cho ta biết A. quãng đường đi của ô tô. B. thời gian đi của ô tô. C. mỗi giờ ô tô đi được 45km. D. ô tô đi được quãng đường 45km. Câu 5. Lực là đại lượng véctơ vì : A. lực có độ lớn, phương và chiều. B. lực làm cho vật thay đổi tốc độ. C. lực làm cho vật đứng yên. D. lực làm cho vật chuyển động. Câu 6. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì: A. vật bắt đầu chuyển động. B. vật chuyển động nhanh dần. C. vật sẽ tiếp tục đứng yên. D. hướng chuyển động của vật thay đổi. Câu 7: Muốn tăng lực ma sát thì
  4. A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. B. giảm diện tích mặt tiếp xúc. C. giảm lực ép lên mặt tiếp xúc. D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. Câu 8: Một ô tô chuyển động đều. Lực kéo của động cơ là 800N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là: A. 1600N. B. < 800N. C. 8000N D. 800N. Câu 9: Áp lực là: A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép. D. lực ép lên mặt bị ép. Câu 10: Công thức tính áp suất chất rắn là: A. p = F.S B. p = S/F C. p = d.h D. p = F/S II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11. (2,5 điểm) a) Định nghĩa chuyển động không đều. Cho ví dụ về chuyển động không đều. b) Một ô tô chạy trên quãng đường dài 30km với vận tốc 40km/h. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo với vận tốc 52km/h trong 90 phút. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ? Câu 12.(1.5 điểm) a) Một ô tô có trọng lượng 12000 N đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy biểu diễn các véc-tơ lực tác dụng lên ô tô với tỉ xích 1,5cm ứng với 4000N. b) Lấy ví dụ về các trường hợp trong thực tiễn xuất hiện lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ ? Câu 13. (1.0 điểm) Trên đoạn đường AB dài 100km, ôtô thứ nhất đi mất thời gian 2 giờ; ôtô thứ hai đi 3/4 đoạn đường trên mất thời gian 1,25 giờ. Ôtô nào chạy nhanh hơn? ..........................Hết................................
  5. PPHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TTRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: VẬT LÝ – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 10 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A). Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả đúng về người lái đò là: Người lái đò A. đứng yên so với bờ sông. B. chuyển động so với dòng nước. C. đứng yên so với dòng nước. D. chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều? A. Đoàn tàu hoả chạy giữa hai ga. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. C. Chuyển động của vật với vận tốc không đổỉ v= 10m/s. D. Chuyển động của ô tô lúc khởi hành. Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi được quãng đường s2 hết t2 giây.Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường S1 và S2 là: s +s v1 + v2 s s s s A. vtb = t + t . C. vtb = v + v . D. vtb = t + t . 1 2 1 2 1 2 B. vtb = . 1 2 2 1 2 1 2 Câu 4. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết A. thời gian đi của xe đạp. B. mỗi giờ xe đạp đi được 12km. C. quãng đường đi của xe đạp. D. xe đạp đi được quãng đường 12km. Câu 5. Đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ? A. Trọng lượng của một vật. B. Khối lượng của một vật. C. Thể tích của một vật. D. Chiều dài của một sợi dây. Câu 6. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì: A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu. Câu 7: Muốn giảm lực ma sát thì
  6. A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. B. tăng diện tích mặt tiếp xúc. C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. Câu 8: Một tàu hoả chuyển động đều. Lực kéo của động cơ của đầu tàu là 5000N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là: A. 50000N B. 5000N; C. 10000N; D. 100000N. Câu 9: Đơn vị của áp suất là: A. N.m B. N/m C. N/m2 D. N/m3 Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường là để: A. giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. B. giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. tăng áp suất tác dụng lên mặt đất. D. tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11. (2.5 điểm) a) Định nghĩa chuyển động đều. Cho ví dụ về chuyển động đều. b) Một ô tô chạy trên quãng đường đầu với vận tốc 45km/h trong 40 phút. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo dài 60km với vận tốc 36km/h.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ? Câu 12.(1,5 điểm) a) Một xe tải có trọng lượng 20000 N đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy biểu diễn các véc-tơ lực tác dụng lên ô tô với tỉ xích 1cm ứng với 4000N. b) Lấy ví dụ về các trường hợp trong thực tiễn xuất hiện lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ ? Câu 13.(1.0 điểm) Tâm và Bình cùng chuyển động đều trên quãng đường 6km. Tâm chuyển động với vận tốc 12 km/h. Bình khởi hành sau tâm 15 phút và đến sau Tâm 30 phút. Hỏi Bình chuyển động với vận tốc bao nhiêu ? …………….......Hết………………….. ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM
  7. Môn : VẬT LÝ – Lớp : 8 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án B B D C A C D D A D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Lời giải Điểm 11 a)-Nêu được định nghĩa về chuyển động không đều. 0,5 2.5đ - Cho ví dụ đúng. 0,5 b)-Đổi đúng: t2 = 90 phút = 3/2h 0,25 -Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường thứ nhất: t1 = s1/v1 = 30/40 = 3/4 0,5 (h) -Tính đúng quãng đường tiếp theo ô tô đi được: s2 = v2. t2 = 52.3/2 = 0,25 78(km) -Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường: s1 s 2 0,5 30 78 vtb 45,8(km / h) t1 t 2 3 / 4 3 / 2 12 a- Nêu ví dụ từng trường hợp 1,0 ur u 1,5đ b) Biểu diễn đúng N 0.5 A P = 12000N 4000N 1,5cm u r P
  8. 13 1đ s 100 Vận tốc của ô tô thứ nhất : v1 = t = 2 = 50 (km/h) 1 1 0,25 3 3 Quãng đường ô tô thứ hai đi trong 1,25 giờ : s2 = s1 = .100 = 75 4 4 0,25 (km) s 75 0,25 Vận tốc của ô tô thứ hai : v2 = t = 1, 25 = 60 (km/h) 2 2 Ta có : v1 < v2 (50km/h < 60km/h) nên ô tô thứ hai chạy nhanh hơn 0,25 MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án C C A B A D A B C A II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Lời giải Điểm 11 a)-Nêu được định nghĩa về chuyển động đều. 0,5 2.5đ - Cho ví dụ đúng. 0,5 b)-Đổi đúng: t1 = 40 phút = 2/3h 0,25 -Tính đúng quãng đường thứ nhất ô tô đi được: s2 = v2. t2 = 45.2/3 = 0,5 30(km) -Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường tiếp theo: t1 = s1/v1 = 60/36 = 5/3 0,25 (h) -Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường: s1 s 2 30 60 0,5 vtb 38,6(km / h) t1 t 2 2 / 3 5 / 3 12 a)- Nếu ví dụ từng trường hợp 1,0 b) Biểu diễn đúng như hình dưới 1,5đ 0.5
  9. ur u N A P = 15000N 5000N u r 1,5cm P 13 - Thời gian chuyển động của Tâm: t1 = s/v1 = 6/12 = 0,5h 0,25 1,0đ - Đổi 15 phút = 1/4h và 30 phút = 1/2h 0,25 - Thời gian chuyển động của Bình: t2 = (1/2 – 1/4) + 1/2 = 3/4h 0,25 - Tốc độ chuyển động của Bình: v2 = s/t2 = ….. = 8 km/h 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1