Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
lượt xem 3
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
- Trường THCS Nguyễn Hiền KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 1 Họ và tên:…………………………… Năm học: 2023-2024 Lớp: Môn: Vật Lý 9-thời gian 45 phút Điểm: A. TRẮC NGHIỆM: (5,00 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết: A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường. B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút. C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường. D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. Câu 2: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là: A. A = U.I2.t B. A = U.I.t C. A = U2.I.t D. A = P / t Câu 3: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Công suất tiêu thụ của bóng đèn là bao nhiêu: A. P = 4,8 J . B. P = 4,8kW . C. P = 4,8 kJ D. P = 4,8W Câu 4: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là: A. 1,5A. B. 3A. C. 2A. D. 1A. Câu 5: Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc nối tiếp với nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: R A. Rtđ = R B. Rtđ = 2R C. Rtđ = 3R D. Rtđ = 3 Câu 6: Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30; R2 = 60 mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch có giá trị A. 90. B. 0,5. C. 1800. D. 30. Câu 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho A. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây. B. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây. C. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây. D. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây. Câu 8: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất , thì có điện trở R được tính bằng công thức. S S l l A. R = . B. R = . C. R = . D. R = . l .l .S S Câu 9: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn A. Giảm đi 1,5 lần. B. Giảm đi 6 lần . C. Tăng gấp 1,5 lần . D. Tăng gấp 6 lần. Câu 10: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: A.Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. Câu 11: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế Câu 12: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A.Vật liệu làm dây dẫn B. Khối lượng của dây.
- C.Chiều dài của dây. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 13: Nhận định nào là không đúng? Để giảm điện trở của dây dẫn người ta A. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. B. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. D. Tăng tiết diện của dây dẫn. Câu 14: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B.Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. C. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 15: Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V . A.Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường. B.Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường. C.Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường. D. Hai đèn sáng bình thường. B. TỰ LUẬN: (5,00 điểm) Câu 16:(1,00 điểm). Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Nêu ví dụ trong thực tế để chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng? Câu 17: (1,00 điểm). Nói điện trở suất của bạc là 1,6. 10-8 m con số đó có nghĩa gì? Câu 18: (3,00 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ A ● ●B R1 Đ Đèn ghi (6V-6W), R1 =6, U =12V. Tính: a) Điện trở của đèn và của đoạn mạch AB. b) Điện năng tiêu thụ trên toàn mạch trong thời gian 15 phút. c) Mắc thêm điện trở R2 song song với đèn sao cho hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 9V. Tính R2 BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B. TỰ LUẬN:
- Trường THCS Nguyễn Hiền KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 2 Họ và tên:…………………………… Năm học: 2023-2024 Lớp: Môn: Vật Lý 9-thời gian 45 phút Điểm: A. TRẮC NGHIỆM: (5,00 đ). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Câu 1. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A.Vật liệu làm dây dẫn C. Khối lượng của dây. B. Chiều dài của dây. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 2. Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 9V- 4,5W và 9V- 6W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V . A.Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường. B.Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường. C.Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường. D. Hai đèn sáng bình thường. Câu 3. Điện trở của vật dẫn là đại lượng A. Đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật. B. Tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế, với cường độ dòng điện chạy qua vật. C. Đặc trưng cho tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. D. Tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế Câu 4. Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc song song với nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau R A. Rtđ = R B. Rtđ = 2R C. Rtđ = 3R D. Rtđ = 3 Câu 5. Cho đoạn mạch có điện trở R1 = 30 ,R2 = 60 mắc song song. Điện trở tương của đoạn mạch là: A. Rtđ = 20 B. Rtđ =90 C. Rtđ =30 D. Rtđ =1800 Câu 6. Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ: A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần. Câu 7.Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần Câu 8. Công suất điện cho biết: A. Khả năng thực hiện công của dòng điện. B. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. C. Năng lượng của dòng điện. D. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. Câu 9. Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất , thì có điện trở R được tính bằng công thức . l l S S A. R = . B. R = . C. R = . D. R = . .S S .l l Câu 10. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết A. Công suất điện mà gia đình sử dụng. B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. C. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. D.Thời gian sử dụng điện của gia đình Câu 11. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I. U U2 A. P= U.I. B. P = . C. P= . D. P=I 2.R . I R Câu 12. Nhận định nào là không đúng? Để giảm điện trở của dây dẫn người ta:
- A. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. B. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ. D. Tăng tiết diện của dây dẫn. Câu 13. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. B. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ. C.Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ Câu 14. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 10 giây là bao nhiêu: A. A = 4,8 J . B. A = 4,8kWh . C. A = 48 kJ D. A = 48J Câu 15.Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là A. 0,2A. B. 0,5A. C. 0,9A. D. 0,6A. B. TỰ LUẬN: (5,00 điểm). Câu 16:( 1,00 điểm) Nêu ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện. Câu 17:( 1,00 điểm) Nói điện trở suất của dây đồng là = 1,7.10- 8m có ý nghĩa gì? Câu 18: ( 3,00 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ A R1 B Đ Đèn ghi (6V-6W), R1 =6, U =12V. Tính: a) Điện trở của đèn và của đoạn mạch AB. b) Điện năng tiêu thụ trên toàn mạch trong thời gian 15 phút. c) Mắc thêm điện trở R2 nối tiếp với với mạch điện trên, sao cho hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 4,5V. Tính R2 BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B. TỰ LUẬN:
- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1: A.TRẮC NGHIỆM : 5,00 điểm Mỗi câu trắc nghiệm đúng 0,33điểm, 2 câu làm tròn 0,67điểm, 3 câu 1,00 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A B D C C A C D D D D B B A D B.TỰ LUẬN (5,00 điểm) Câu 16: (1,00 điểm) - Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. (0,50 điểm) - Bóng đèn sáng, bàn là, bếp điện nóng lên, động cơ điện có thể thực hiện công hoặc truyền nhiệt khi dòng điện chạy qua;... chứng tỏ dòng điện có năng lượng. (0,50 điểm) Câu 17: (1,00 điểm) -Giải thích đúng 1,00đ Câu 18: (3,00 đ) Câu a. 1,00 đ Pđm = Uđm2/ Rđ 0,25đ 2 Suy ra Rđ = Uđm / Pđm 0,25đ = 6 /6 = 6 (Ω) 2 0,25đ Rtd = Rđ + R2 = 6 +6 = 12(Ω) 0,25đ Câu b : 1,00 đ I =U/ Rtd 0,25đ = 12 / 12 = 1 (A) 0,25đ A = U.I.t 0,25đ = 12.1. 900 = 10800 (J) 0,25đ Câu c : 1,00 đ I’1 =U1’/ R1 = 9/ 6= 1,5(A) I = I’1 = I2đ = 1,5(A) ’ 0,25đ U = U1’ + U2đ U2đ = U - U1’ = 12 -9 = 3 (V) 0,25đ R2đ = U2đ / I2đ = 3 / 1,5 =2(A) 0,25đ 1/ R2đ = 1/ R2 +1/ Rđ Suy ra 1/ R2 = 1/ R2đ - 1/ Rđ = 1/2 – 1/6 = 1/3 R2 = 3 (Ω) 0,25đ
- ĐỀ 2: A.TRẮC NGHIỆM : 5,00 điểm Mỗi câu trắc nghiệm đúng 0,33điểm, 2 câu làm tròn 0,67điểm, 3 câu 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C D C D A A C D B B B B D D B B.TỰ LUẬN (5,00 điểm) Câu 16: (1,00 điểm) - Số vôn ghi trên các dụng cụ là hiệu điện thế định mức đặt vào dụng cụ này, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ sẽ bị hỏng.(0,50 điểm) - Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là khi hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ của nó bằng công suất định mức.(0,50 điểm) Câu 17 : 1,00 điểm -Giải thích đúng 1,00 đ Câu 18: (3,00 điểm) Câu a. 1,00đ Pđm = U2dm / Rđ 0,25đ Rđ = U2dm / Pđm = 62 /6 = 6(Ω) 0,25đ Vì 2 đèn mắc song song 1/ Rtđ = 1/ R2 +1/ Rđ 0,25đ = 1/6 + 1/6 = 1/3 Suy ra Rtđ = 3 (Ω) 0,25đ Câu b.1,00đ I =U /Rtđ 0,25đ = 12 /3 = 4 (A) 0,25đ A = U.I.t 0,25đ = 12. 4.600 = 28800 (J) 0,25đ Câu c. 1,00đ U1’ =U’đ = U1đ = 4,5(V) I1đ = U1đ / R1đ = 4,5 / 3 = 1,5( V) 0,25đ U = U2 + U1đ U2 = U - U1đ = 12 -4,5 = 7,5 (V) 0,25đ I1đ = I2 =1,5(V) 0,25đ R2 = U2 / I2 = 7,5 / 1,5 = 5 (Ω) 0,25đ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 205 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 175 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn