intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GD KTPL 11 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút Họ tên : ............................................................... Số báo danh................... Mã đề 003 A. TRẮC NGHIỆM: (7.0 ĐIỂM) Câu 1: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải A. ủy quyền lập di chúc thừa kế. B. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước. C. truyền bá các nghi lễ tôn giáo. D. chia đều các nguồn thu nhập. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt bởi A. trạng thái sức khỏe tinh thần. B. năng lực trách nhiệm pháp lí. C. thành phần và địa vị xã hội. D. tâm lí và yếu tố thể chất. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả nào dưới đây đối với nhà nước ? A. Xâm phạm trật tự quản lý hành chính. B. Xâm phạm bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm. C. Phát huy quyền làm chủ. D. Thúc đẩy dân chủ trực tiếp. Câu 4: Theo quy định của Luật bình đẳng giới, đối với phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con đúng chính sách dân số sẽ được hỗ trợ A. chăm sóc trọn đời. B. hỗ trợ kinh phí. C. miệt thị và phân biệt. D. miễn mọi loại phí. Câu 5: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau ? A. Tôn trọng. B. Độc lập. C. Công kích. D. Ngang hàng. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây không thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân? A. Gây lãng phí ngân sách nhà nước. B. Làm sai lệch kết quả bầu cử. C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. D. Thực hiện quyền dân chủ của công dân. Câu 7: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân A. trong gia đình. B. trước nhà nước. C. trong lao động. D. trước pháp luật. Câu 8: Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được Nhà nước trưng cầu ý dân là thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc. B. Quyền tự quyết mang tính dân tộc. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền quyết định công việc địa phương. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lý là A. đáp ứng mọi sở thích. B. ngang bằng về lợi nhuận. C. bình đẳng trước pháp luật. D. thoả mãn tất cả nhu cầu. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền A. phân biệt. B. đặc lợi. C. bình đẳng. D. ưu tiên. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ A. làm việc tốt, có lòng thiện. B. nói lời hay, làm việc thiện. C. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. D. bớt sân si, thôi tranh giành. Câu 12: Đâu là nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? A. Cử tri có quyền nói xấu các ứng viên. B. Cử tri được quyền bỏ phiếu cho nhiều người. C. Cử tri nhờ người khác viết hộ khi không biết chữ. Trang 1/3 - Mã đề 003
  2. D. Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân? A. Công dân từ đủ 20 tuổi trở lên. B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Công dân từ đủ 19 tuổi trở lên. D. Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Văn hoá. C. Chính trị. D. Lao động. Câu 15: Đối với lĩnh vực văn hóa, hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới? A. Sáng tác tác phẩm nâng cao nhận thức giới. B. Cản trở hoạt động nghệ thuật vì định kiến giới. C. Phổ biến tập tục có tính phân biệt đối xử giới D. Phê bình nội dung tuyên truyền định kiến giới. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm và nghĩa vụ. B. trách nhiệm trước pháp luật. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo hợp pháp được nhà nước A. tôn trọng và bảo hộ. B. xây dựng và vận hành. C. thiết kế và đầu tư. D. thu hồi và quản lý. Câu 18: Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí vững chắc về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là góp phần đảm bảo cho mọi công dân đều được tự do thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền được tự do tín ngưỡng. B. Quyền sở hữu tư nhân. C. Quyền thừa kế tài sản. D. Quyền có thu nhập hợp pháp. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, ý kiến nào dưới đây là đúng về tỉ lệ nữ tham gia làm đại biểu Hội đồng nhân dân? A. Nữ chỉ cần có một người đại diện là được. B. Tỉ lệ nữ nhất định phải nhiều hơn nam. C. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu. D. Tỉ lệ nữ phải bằng với tỉ lệ nam. Câu 20: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa là góp phần thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. giáo dục. B. chính trị. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây? A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. B. Từ chối nhận các di sản thừa kế. C. Lan truyền bí mật quốc gia. D. Tham gia hiến máu nhân đạo. B. TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM) Câu 1: (1,5 điểm) Tại một ngã ba đường phố, anh cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Người vi phạm là K, H và C, D (đều cùng 17 tuổi) do không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện. Trong trường hợp này, anh cảnh sát giao thông chỉ xử phạt tiền đối với K và H, mà không xử phạt C và D, vì C và D nói chuyện với anh cảnh sát giao thông và được thông cảm. Chứng kiến cảnh này, về nhà K và H kể lại câu chuyện cho bố mẹ các bạn nghe. Bố của K cho rằng anh cảnh sát giao thông xử phạt không công bằng, còn bố của H thì cho rằng, do K và H không xin nên anh cảnh sát giao thông xử phạt như thế là đúng. a) Em nhận xét thế nào về các ý kiến của bố bạn K và bố bạn H? b) Theo em, việc anh cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao? Câu 2: (1,5 điểm) Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. V hãnh diện khoe: “ Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ tớ đều “ tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Em có chia sẻ với niềm tự hào của V không? Vì sao? Trang 2/3 - Mã đề 003
  3. Trang 3/3 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0