Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi
- SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MÔN HÓA HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên :........................................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): Câu 1: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. B. trong đó có tạo thành chất khí hoặc kết tủa. C. trong đó có sự trao đổi electron. D. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Câu 2: Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (S) là A. +6. B. +3. C. +5. D. +2. Câu 3: Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng thì A. tốc độ phản ứng có thể tăng hoặc giảm. B. tốc độ phản ứng tăng. C. tốc độ phản ứng không đổi. D. tốc độ phản ứng giảm. Câu 4: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là dựa vào sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số proton. B. Số mol. C. Số khối. D. Số oxi hóa. Câu 5: Cho các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt chất rắn, chất xúc tác. Số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 6: Chất khử là chất A. nhận electron và giảm số oxi hóa. B. nhận electron và tăng số oxi hóa. C. nhường electron và tăng số oxi hóa. D. nhường electron và giảm số oxi hóa. Câu 7: Cho phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) r H 0 = +179,2kJ. Phản ứng 298 đã cho là phản ứng A. tỏa nhiệt. B. thu nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự giải phóng nhiệt ra môi trường. Câu 8: Cho phương trình nhiệt hoá học: 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g) r H 0 = +26,32kJ. 298 Phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) → 3Fe(s) + 4H2O(l) có biến thiên enthalpy chuẩn là A. r H 0 = +26,32kJ. 298 B. r H 0 = -26,32kJ. 298 C. r H 0 = -13,16kJ. 298 D. r H 0 = +13,16kJ. 298 Câu 9: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Phản ứng thu nhiệt có r H 0 = 0. 298 B. Phản ứng tỏa nhiệt có r H 0 > 0. 298 C. Phản ứng thu nhiệt có r H 0 < 0. 298 D. Phản ứng tỏa nhiệt có r H 0 < 0. 298 Câu 10: Quá trình: Al → Al3+ + 3e là quá trình A. khử. B. nhường proton. Trang1/3 - Mã đề 001
- C. oxi hóa. D. tự oxi hóa - khử. Câu 11: Đối với phản ứng có chất khí tham gia, nhận định nào sau đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Thay đổi áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. C. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. Câu 12: Biến thiên enthalpy chuẩn (ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar, nồng độ 1 mol/L, nhiệt độ 298K) của một phản ứng hóa học được kí hiệu là A. r H 0 . 273 B. f H 0 . 298 C. f H 0 . 273 D. r H 0 . 298 Câu 13: Cho calcium carbonate (đá vôi) tác dụng với dung dịch HCl xảy ra phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O. Biện pháp nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng? A. Đập nhỏ đá vôi. B. Thêm chất xúc tác. C. Tăng nồng độ HCl. D. Tăng nhiệt độ. Câu 14: Trong phản ứng hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑, mỗi nguyên tử Zn A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. Câu 15: Người ta thường bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Cách làm này cho thấy tốc độ phản ứng phụ thuộc vào A. diện tích bề mặt. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. nồng độ. Câu 16: Trong phản ứng: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3) + 2Ag↓, chất oxi hóa là A. AgNO3. B. Ag. C. Cu(NO3)2. D. Cu. Câu 17: Cho phương trình nhiệt hóa học: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) r H 0 = +179,2kJ. Để 298 phân hủy 1 kg CaCO3 cần cung cấp nhiệt lượng là (cho: Ca = 40; C = 12; O = 16) A. 3584kJ. B. 17920kJ. C. 17,92kJ. D. 1792kJ. Câu 18: Thực hiện thí nghiệm cho cùng một lượng Zn tác dụng với dung dịch HCl dư ở nhiệt độ khác nhau cho kết quả như sau: Nhiệt độ Thời gian Zn phản ứng hết o 20 C 4 phút 10 giây 0 40 C 40 giây Hệ số nhiệt độ (hệ số Van’t Hoff) của phản ứng là A. = 2,0. B. = 3,0. C. = 2,2. D. = 2,5. Câu 19: Cho phản ứng: Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g). Nồng độ ban đầu của HCl là 0,8M. Sau 40 giây, nồng độ của HCl là 0,6 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là A. 2,5.10-2M/s. B. 5.10-4M/s. C. 5.10-3M/s. D. 2,5.10-3M/s. Câu 20: Cho phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) r H0 298 = -92kJ. Biết năng lượng liên kết N≡N và H-H lần lượt là 946kJ/mol và 436kJ/mol. Năng lượng liên kết N–H trong phân tử NH3 là A. 391kJ/mol. B. 361 kJ/mol. C. 490 kJ/mol. D. 245 kJ/mol. Câu 21: Cho phương trình nhiệt hóa học: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) r H0 298 = -184,6kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là A. f H 0 (HCl) = +92,3kJ/mol. 298 B. f H 0 (HCl) = -92,3kJ/mol. 298 C. f H 0 (HCl) = +184,6kJ/mol. 298 D. f H 0 (HCl) = -184,6kJ/mol. 298 Câu 22: Trong phản ứng nào sau đây sulfur (S) đóng vai trò chất oxi hóa? to A. 2Na + S Na2S. B. S + 6HNO3 → H2SO4 + NO2↑ + 3H2O. to C. S + 3F2 → SF6. D. S + O2 SO2. Trang2/3 - Mã đề 001
- Câu 23: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. 2Ca + O2 → 2CaO. B. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O. C. CaO + H2O → Ca(OH)2. D. CaO + CO2 → CaCO3. Câu 24: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ (hệ số Van’t Hoff) bằng 3. Khi tăng nhiệt độ từ 40oC lên 70oC thì tốc độ phản ứng nói trên thay đổi như thế nào? A. tăng 8 lần. B. giảm 8 lần. C. tăng 27 lần. D. giảm 27 lần. Câu 25: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O, số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là A. 8. B. 6. C. 2. D. 4. Câu 26: Phản ứng đơn giản: aA(g) + B(g) → AaB(g) có biểu thức tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng a độ chất tham gia là: v = k. C A .C B . Khi tăng áp suất gấp 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của a là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 27: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên đã xảy ra A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu+2. B. sự khử Fe+2 và sự khử Cu+2. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự khử Fe+2 và sự oxi hóa Cu. Câu 28: Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học dựa vào nhiệt tạo thành của các chất là A. r H 0 = f H0 (sp) - f H0 (cđ). 298 298 298 B. r H 0 = 298 f H0 (cđ) + f H0 (sp). 298 298 C. r H 298 = f H 298 (cđ) - f H 298 (sp). 0 0 0 D. r H 0 = 2[ f H0 (sp) - f H0 (cđ)]. 298 298 298 II. TỰ LUẬN (3,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Xác định chất oxi hóa, chất khử và cân bằng phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: Mg + H2SO4 đặc → MgSO4 + S + H2O. Câu 2 (1,0 điểm): Hỗn hợp bột gồm Al (aluminum) và KClO4 (potassium perchlorate) được gọi là bột chớp, là một chế phẩm của pháo hoa, thường được sử dụng làm pháo hoa sân khấu. Phản ứng xảy ra khi đốt pháo hoa như sau: 8Al(s) + 3KClO4(s) → 4Al2O3(s) + 3KCl(s). Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, biết nhiệt tạo thành của các chất như sau: Chất KClO4(s) KCl(s) Al2O3(s) f H 298 (kJ/mol) 0 -432,8 -436,5 -1675,7 Câu 3 (0,5 điểm): Khí SO2 trong không khí gây ra hiện tượng mưa acid. Nồng độ SO2 được xác định bởi dung dịch potassium permanganate (thuốc tím) theo phản ứng sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Một mẫu không khí phản ứng vừa đủ với 7,37 ml dung dịch KMnO4 0,008M. Tính khối lượng của SO2 có trong mẫu không khí đó (cho: S = 32; O = 16). Câu 4 (0,5 điểm): Người ta thường dùng cồn rắn để nấu món ăn trong các nhà hàng, bữa tiệc, … Một viên cồn rắn có khối lượng 70 gam, chứa ethanol (C2H5OH), methanol (CH3OH) với tỉ lệ khối lượng 11 : 1 và tạp chất không cháy chiếm 3,9286% khối lượng. Cho các phương trình nhiệt hóa học như sau: C2H5OH(s) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(g) r H 0 = -1370kJ 298 CH3OH(s) + 3/2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) r H 298 = -716kJ 0 Để nấu chín một nồi lẩu cần 3200kJ nhiệt. Tính số viên cồn rắn cần dùng, biết hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80% (cho: H = 1; C = 12; O = 16). -------------- HẾT -------------- Trang3/3 - Mã đề 001
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 161 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 306 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 59 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 71 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 61 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn