intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU Năm học: 2022 – 2023 Môn: KHTN 6 - Thời gian: 60 phút Điểm Lời phê Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn đáp án đúng nhất (mỗi câu 0,25đ) Câu 1. Sinh vật nào dưới đây không phải là nguyên sinh vật? A. Xoắn khuẩn B. Tảo silic. C. Trùng biến hình D. Trùng giày. Câu 2. Bệnh do nguyên sinh vật gây ra là A. cúm. B. kiết lị. C. lao. D. hắc lào. Câu 3. Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? A. Nấm men. B.Vi khuẩn. C. Nguyên sinh vật. D.Virus. Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây là động vật không xương sống? A. Cá sấu,Thủy tức, mực. B. Mực, giun đất, ốc sên. C. Cá chép, gà, mèo . D. Ong, ruồi, thằn lằn. Câu 5. Da trần, ẩm ướt là đặc điểm của A. lớp cá. B. lớp lưỡng cư. C. lớp bò sát. D. lớp thú Câu 6. Thực vật nào sau đây có thể sử dụng làm thuốc? A. Cây lúa. B. Cây ngải cứu C. Cây cao su. D. Trúc đào. Câu 7. Động vật nào sau là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét? A. Gà. B. Dơi. C. Chó. D. Muỗi. Câu 8. Thực vật nào sau đây có thể sử dụng làm thực phẩm? A. Cây phượng B. Cây mai. C. Cây mướp. D. Cây cao su. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về đa dạng sinh hoc? A. Sự phong phú về hình thức sinh sản. B. Sự phong phú về số lượng loài. C. Sự phong phú về số lượng cá thể. D. Sự phong phú về môi trường sống. Câu 10. Biện pháp nào sau đây không góp phần bảo vệ đa dạng sinh học? A. Xây dựng khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật. B. Nghiêm cấm phá rừng. C. Tuyên truyền, giáo dục mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng. D. Khuyến khích sử dụng dược liệu tự nhiên như sừng tê giác, cao hổ,… Câu 11. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
  2. A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 12. Có thể đựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống? A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống. D. Vỏ calium. Câu 13. Có lông mao, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm là đặc điểm của A. lớp bò sát. B. lớp lưỡng cư C. lớp chim D. lớp thú. Câu 14. Loài động vật gây hại cho cây trồng là A. ếch. B. trai sông. C. ốc sên. D. ốc hương. Câu 15. Nấm là nhóm sinh vật A. có cấu tạo tế bào nhân thực, có lục lạp, cơ thể đa bào,dị dưỡng. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi. C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi. D. có cấu tạo tế bào nhân thực, không có lục lạp, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Câu 16. Cây rêu sinh sản bằng A. thân. B. lá. C. bào tử. D. hạt. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1. Nêu một số bệnh do nấm gây. Em đã làm gì để phòng và chống bệnh do nấm gây ra. (1,5đ) Câu 2. (3,5đ) a. Động vật gây hại như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ. Hãy kể tên 4 loài động vật ở địa phương em và cho biết vai trò của chúng. b. Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1) Con nhện . (2) Con gà đông tảo. (3) Cà thu. (4) Con mèo. c. Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 3. a. Khi thấy gạo, ngô bị đổi màu xanh, vàng,.. ta có nên sử dụng không? Vì sao? b. Vì sao không trồng nấm rơm trên đất mà phải trên rơm, rạ?
  3. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1. A 2. B 3. A 4. B 5. B 6. B 7. D 8. C 9. A 10. D 11. C 12. C 13. D 14. C 15. D 16. C II. Tự luận NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: - Một số loại nấm: nấm rơm, nấm đông cô, nấm độc tán trắng,… 0,25 - Một số bệnh do nấm gây: lang ben, hắc lào, … 0,25 - Biện pháp phòng chống bệnh 1,0 + Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. + Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. + Không dùng chung quần, áo,… với người bệnh. + Giữ sạch vùng da bị bệnh, khám bác sĩ và dùng thuốc theo toa của bác sĩ, … + Giữ vệ sinh môi trường. Câu 2: a. 1,5 TÁC HẠI VÍ DỤ Một số động vật gây bệnh cho người Bọ chét, giun, kí sinh trùng,…. Bọ chét là trung gian truyền dịch Một số ĐV là trung gian truyền bệnh hạch, muỗi Anophels trung gian truyền sốt rét,… Một số ĐV ảnh hưởng giao thông môi Con hà, com sum; phá hại đê điều trường biển; phá hại đồ dùng,… như mối, mọt,… Ốc bươu vàng, cào cào, chuột, sâu Một số ĐV chuyên phá hại mùa màng hại,… Một số ĐV chuyên kí sinh trên vật nuôi ảnh hưởng chất lượng và nâng suất đàn Sán lá gan, rận cá,… nuôi Một số động vật ở địa phương em: (có nhiều đáp án, 2 đv 0,25 đ) - Bò, heo cung cấp thực phẩm - Chó làm cảnh, giữ nhà 0,5 - Mèo bắt chuột b. Đặc điểm nhóm không cần nêu hết
  4. Động vật Nhóm Đặc điểm nhóm Nhện Chân khớp Cơ thể có 3 phấn, có cơ quan di chuyển lad chân, cánh; các phần phụ có đốt khớp động Gà đông tảo Chim Có mỏ sừng, lông vũ, chi trước biến thành cánh Cá thu Cá Có vây bơi, hô hấp bằng mang Mèo Thú Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm c. Ta phải bảo vệ đa dạng sinh học vì - Mất đa dạng sinh học là mất cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường; mất 1,0 nguồn cung cấp lương thực – thực phẩm, dược liệu từ tự nhiên. - Bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; cung cấp lương thực – thực phẩm, dược liệu,…..bền vững; - Chung sống hòa bình với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tiệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm. Câu 3. - Khi gạo, ngô,.. đổi màu xanh, vàng là bị nấm mốc. Trong nấm mốc có chứa 0,5 chất độc nếu ăn vào sẽ gây hại cho cơ thể. - Vì môi trường sống của nấm là rơm, rạ. Rơm, rạ rễ thoát nước tạo độ ẩm phù 0,5 hợp, nấm sử dụng chất hữu cơ trực tiếp từ nguyên liệu trồng. Do đó, nếu trồng nấm trên đất thì nước đọng làm hỏng sọi nấm và nấm sẽ không có chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2