Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My
- Ngày soạn: 10/03/24 Ngày kiểm tra: 21/03/24 MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023-2024 (4 tiết/tuần, trong đó: HK 2: Lý: 02, Sinh: 02) - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II đến tuần 26: Sinh từ bài 29 đến bài 34; Lý từ bài 41 đến bài 48. - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Phần tự luận: 5,0 điểm ( Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Chủ đề MỨC ĐỘTổng số ý/ Điểm số số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Thực hành: Làm sữa chua và 2(0,5đ) 2 0,5đ quan sát hình thái vi khuẩn (2 tiết) 2. Virus 1 1 (0,5đ) 1 1 0,75đ (2 tiết) (0,25đ) 3. Nguyên 2 1 1 2 1,5đ sinh vật (0,5đ) (1đ) (4 tiết)
- 4. Nấm 4 1 1 4 2đ (5 tiết) (1đ) (1đ) 5. Thực vật (5 1 tiết) 1 0,25đ (0,25đ) (mới học tiết 1) 5. Biểu 1 1 diễn lực 2 0,5đ (0,25) (0,25) (3 tiết) 6. Biến dạng lò 1 1 1 1 0,75đ xo ( 2 (0,25đ) (0,5đ) tiết) 7. Lực hấp dẫn 1/2 1/2 và trọng 1 1đ (0,5đ) (0.5đ) lượng (3 tiết) 8. Lực 1 ma sát 1 1đ (1đ) ( 3 tiết) 9. Lực cản của 2 1 3 0,75đ nước (2 (0,5đ) (0,25) tiết) 10. Năng lượng và sự 2 1 3 0,75đ truyền (0,5đ) (0,25) năng lượng (2 tiết) 11. Một 1 1 0,25đ
- số dạng năng lượng (2 (0,25) tiết) (mới học tiết 1) Số câu 14 2.1/2 4 2.1/2 1 7 20 10,0 Điểm số 4 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 5 điểm 5 điểm 10 điểm Tổng số 10 điểm 10 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm điểm BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023-2024 NỘI DUNG MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN SỐ Ý / SỐ CÂU CÂU HỎI ĐẠT HỎI TL TN TL TN (số ý) (số câu) (số ý) ( số câu) SINH 1. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG (14 tiết) 1. Thực Nhận biết - Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua 2 C1,C2 hành: Làm sữa chua và quan sát hình thái
- vi khuẩn (2 tiết) 2. Virus: Nhận biết Nêu được một số bệnh do virus gây ra. 1 C3 (2 tiết) Thông - Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo hiểu đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein). - Phân biệt được virus (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào). - Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus gây ra. - Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và trong thực tiễn. Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về virus giải thích một số hiện 1 C21 tượng trong thực tiễn. 3. Nguyên Nhận biết Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. 2 C4,C5 sinh vật (4 tiết) Thông - Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật hiểu thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...). - Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên 1 C22 sinh vật gây ra.
- Vận dụng Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. 4. Nấm Nhận biết – Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày 4 C6,C7,C8,C9 (5 tiết) được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. Thông - Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hiểu hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). Vận dụng Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). 1 C23 Vận dụng Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số cao hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... 5. Thực Nhận biết - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và 1 C10 vật trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi (5 tiết) trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). (Hết tiết Thông - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các 1) hiểu nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)
- Vận dụng Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. LÝ (14 tiết) 5. Biểu Nhận biết - Nêu được đơn vị lực đo lực. diễn lực (3 - Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế. 1 C11 tiết) Thông - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt 1 C12 hiểu tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. - Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế). Vận dụng - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó. 6. Biến - Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện. dạng của Nhận biết - Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, 1 C13 lò xo (2 kém. tiết) - Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi. Thông - Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu hiểu lực tác dụng. - Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ 1 C24 với khối lượng của vật treo. Vận dụng - Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ
- thuật. 7. Lực Nhận biết - Nêu được khái niệm về khối lượng. hấp dẫn - Nêu được khái niệm lực hấp dẫn. và trọng - Nêu được khái niệm trọng lượng. 1 C25 a lượng (3 Thông - Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối tiết) hiểu lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực. Vận dụng Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng 1 C25b của vật hoặc ngược lại 8. Lực ma Nhận biết - Kể tên được hai loại lực ma sát. sát (3 tiết) - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt. Thông - Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát. hiểu - Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ. - Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt. Vận dụng – Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. Vận dụng - Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy 1 C26 cao chuyển động của lực ma sát nghỉ (trượt) trong trường hợp thực tế. - Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát
- trong an toàn giao thông đường bộ. 9. Lực cản Nhận biết - Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi 2 C14, C15 của nước chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí). (2 tiết) Thông - Chỉ ra được chiều của lực cản tác dụng lên vật chuyển 1 C16 hiểu động trong môi trường. Vận dụng - Lấy được ví dụ thực tế và giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó. 10. Năng Nhận biết Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng 2 C17, C18 lượng và trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ sự truyền năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Thông - Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường 1 C19 năng hiểu hợp đơn giản trong thực tiễn. lượng (2 Vận dụng – Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể truyền tiết) từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác. 11. Một Nhận biết – Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra số dạng nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. năng - Nhận biết được một số dạng năng lượng thường gặp. Thông – Phân loại được một số dạng năng lượng theo tiêu chí. 1 C20 lượng (2 hiểu tiết) PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 (Đề gồm có ….. trang) Môn: KHTN – Lớp 6 Thời gian: 75 phút (không kể thời gian
- giao đề) Họ và tên…………………………………..Lớp 6/ Điểm Lời phê của GV I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trã lời đúng rồi điền vào bảng ở phần bài làm. Câu 1: Các nguyên liệu để quan sát vi khuẩn A. sữa đặc có đường pha loãng với 10 ml nước cất. B. sữa chua có đường pha loãng với 10 ml nước cất. C. sữa đặc không đường pha loãng với 10 ml nước cất. D. sữa chua không đường pha loãng với 10 ml nước cất. Câu 2: Vi khuẩn có trong sữa chua là A. trực khuẩn tả. B. vi khuẩn lactic. C . vi khuẩn lactobacillus. D. liên cầu khuẩn. Câu 3: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh kiết lị. B. Bệnh dại. C. Bệnh vàng da. D. Bệnh tả. Câu 4: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Đường tiếp xúc. D. Đường máu. Câu 5: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng Entamoeba. B. Trùng giày. C. Trùng Plasmodium. D. Trùng roi. Câu 6: Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng? A. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn. B. Để thực phẩm được ngon miệng hơn. C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán. D. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm. Câu 7: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 8: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
- A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa. C. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. D. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa. Câu 9: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm? A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách. B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. C. Truyền dọc từ mẹ sang con. D. Ô nhiễm môi trường. Câu 10: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách là A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2. C. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2. D. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. Câu 11: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? A. Lực kế. B. Tốc kế. C. Nhiệt kế. D. Cân. Câu 12: Dây cung tác dụng lực F 150N lên mũi tên khi bắn cung. Lực này được biểu diễn bằng mũi tên với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. hình vẽ nào dưới đây biểu diễn dúng lực F? Câu 13: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Quyển sách. B. Sợi dây cao su. C. Hòn bi. D. Cái bàn. Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây lực là lực cản của nước? Lực của nước làm A. vật nổi lên. B. vỡ bờ đê.
- C. thuyền trôi theo dòng nước. D. ta đi dưới nước khó hơn đi trên cạn. Câu 15: Trong trường hợp nào sau đây lực là lực cản của không khí? Lực của không khí làm A. thấy mát khi ngồi trên xe máy đang chạy. B. cây bàng rung lắc khi có gió. C. cối xay gió khi khi có gió. D. thuyền buồm chuyển động khi có gió. Câu 16: Khi một vật chuyển động trong không khí, lực cản của không khí có chiều A. không xác định được. B. cùng chiều chuyển động. C. ngược chiều chuyển động. D. vuông góc với chiều chuyển động. Câu 17: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào gió có năng lượng lớn nhất? Gió chỉ đủ mạnh làm A. quay cánh chong chóng. B. cánh cửa sổ mở tung ra. C. quay cánh quạt của tua - bin gió. D. các công trình xây dựng bị phá hủy. Câu 18: Câu phát biểu nào sau đây là đúng? A. xe máy không có xăng vẫn chạy được. B. xe điện không có pin hoặc ắc quy vẫn chạy được. C. Không có gió, thuyền buồm không chạy được. D. không có lực tác dụng lên trái bóng, trái bóng vẫn chuyển động. Câu 19: Nồi nước sôi được nhờ nhận năng lượng nào sau đây? A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Động năng. D. Năng lượng âm. Câu 20: Trường hợp nào sau đây có sự truyền động năng? A. Đèn điện sáng. B. Đá bóng. C. Ngọn nến cháy. D. Quả bóng lăn vào cát. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 21: (0,5 điểm) Tại sao các bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm? Bằng sự hiểu biết về các bệnh do virus gây ra em hãy giải thích lời khuyên của Bác sĩ cho các bạn hiểu. Câu 22: (1 điểm) Hãy nêu một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên? Câu 23: (1 điểm) Quan sát và vẽ lại được hình nấm (hình 1). Xác định các bộ phận của một nấm quả.
- Câu 24: (0,5 điểm) Thí nghiệm treo vật nặng vào lò xo thẳng đứng ta được kết quả sau: Khối lượng vật (g) 100 200 400 500 Độ dãn của lò xo: (cm) 1,5 3,0 6,0 7,5 Từ kết quả thí nghiệm trên em có kết luận gì về mối quan hệ giữa khối lượng vật treo vào lò xo và độ biến dạng của lò xo? Câu 25: (1 điểm) a. Nêu khái niệm trọng lượng? b. Tính trọng lượng của một vật biết vật có khối lượng 700g? Câu 26: (1 điểm) Một người đi trên sàn nhà đá hoa mới lau bị trượt ngã. Em hãy dùng kiến thức về lực ma sát để giải thích vì sao người đó bị ngã và đưa ra một biện pháp khắc phục tình trạng trên. (khi trình bày cần nói rõ tên lực ma sát). PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC TRƯỜNG THCS KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: KHTN – Lớp 6 I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- ĐA D B B D A C C D C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A C B D A C D C A B II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm - Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm. 0,25 Câu 21: - Giải thích: Virus có vật chất di truyền đơn giản khi xâm nhập vào cơ thể (0,5 điểm) vật chủ dễ xảy ra các đột biến từ đó dễ dàng tạo ra các biến thể khác 0,25 nhau. - Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên: + Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy, … 0,33 Câu 22: + Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi (1 điểm) 0,33 ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách. + Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi tường và an toàn thực phẩm. 0,33 - HS vẽ được hình cây nấm. 0,5 Câu 23: - Chú thích đúng. (1 điểm) 1. Vảy nấm; 2. Mủ nấm. 3. Phiến nấm. 4. Cổ nấm. 5. 0,5 Cuống nấm. 6. Bao gốc nấm. 7. Sợi nấm. Câu 24: Độ biến dạng của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo vào lò xo. 0,5 (0,5 điểm) a. Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. 0,5 Câu 25: (1 điểm) b. 700g = 0,7kg P = 10.m = 10.0,7 = 7N. 0,5 - Khi sàn nhà bị ướt thì lực ma sát nghỉ giữa chân và mặt đá hoa nhỏ nên 0,5 bị trượt ngã. Câu 26: - Để khắc phục tình trạng trên cần làm khô mặt đá hoa. (mang dép có đế 0,5 (1 điểm) chống trượt) để tăng lực ma sát nghỉ với mặt đá hoa thì sẽ không bị trượt nữa.
- (Tôi cam kết tính bảo mật, tính khách quan và tính chính xác của đề kiểm tra). NGƯỜI DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lê Văn Tiên Lê Văn Minh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn