intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Châu Đức” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ + ĐỀ + ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHTN 7 NĂM HỌC 2022 – 2023 1. Ma trận: - Thời điểm kiểm tra: Tuần 27. Ngày 17/03/2023 lúc 15 giờ 45 đến 16 giờ 45 - Thời gian làm bài: 60 phút - Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, (gồm 12 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận:7,0 điểm (Nhận biết: 2 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Chủ đề MỨC ĐỘ Số câu Số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN Sơ lược về bảng tuần hoàn các 1 1 1đ NTHH Phân tử 2 2 1 1 4 1,5 đ Ánh sáng + 1 2 2 1 2 4 2,5 đ Nam châm Cảm ứng ở sinh vật và 2 1 1 2 2,5 đ tập tính ở động vật Sinh trưởng và phát triển 1 2 1 2 2 2,5 đ ở sinh vật Số câu 1 4 2 2 7 12 19 Số điểm 2 2 2 1 2 1 7 3 10 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm 2. Bản đặc tả Câu hỏi Câu số Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN
  2. Câu hỏi Câu số Nội lược về Mứcdụng Yêu cầu cần đạtbảng tuần hoàn để chỉ ra Sơ dung Vận độ Vận dụng được bảng tuần các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, 1 hoàn các các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, C15 NTHH( 3 các nhóm nguyên tố/nguyên tố khí hiếm tiết) trong bảng tuần hoàn Biết 2 Nêu và chỉ ra được đơn chất, hợp chất C5,6 Phân tử - Đơn chất – Hiểu - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị 2 C7,8 hợp chất ( 4 amu tiết) Vận dụng Vận dụng tính KLPT, xác định được tên 1 C16 cao nguyên tố hóa học Biết - Biết được quy ước biểu diễn tia sáng. 1 C1 - Phân biệt được phản xạ và phản xạ 1 khuếch tán. Chủ đề C13 - Biết các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác 1 C2 5. Ánh sáng tên thì hút nhau. + Nam Hiểu - Pháp tuyến vuông góc với mặt gương 1 C3 châm - Hiểu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng 1 C4 Vận dụng - Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương 1 C14 cao phẳng Cảm ứng ở Nhận biết Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh C9, sinh vật và vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm 2 C10 tập tính ở ứng ở thực vật; động vật Thông hiểu Quan sát, ghi chép và trình bày được kết ( 6 tiết) 1 C18 quả quan sát một số tập tính của động vật. Nhận biết Nhận biết mối quan hệ giữa sinh trường và 1 C17 Sinh trưởng phát triển và phát Thông hiểu Trình bày được chức năng của mô phân triển ở sinh sinh. vật C11 Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng 2 ( 10 tiết) C12 và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó. Vận dụng Giải thích được sự sinh trưởng và phát 1 C19 triển của sinh vật trong tự nhiên. 3. Đề kiểm tra A. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1. Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng: A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. Câu 2. Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 600. Góc tạo bởi pháp tuyến và mặt gương là bao nhiêu? A. 300.B. 600. C. 900. D. 1200.
  3. Câu 3. Một người đứng trước gương phẳng để soi. Khoảng cách từ người này đến bề mặt gương là 50 cm. Khoảng cách từ ảnh của người này đến gương là: A. 25 cm. B. 50 cm. C. 100 cm. D. 150 cm. Câu 4. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau. D. Khi để hai cực khác tên gần nhau. Câu 5. Hợp chất là: A. những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học B. những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học C. những chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học D. những kim loại có trong tự nhiên Câu 6. Trong các hình mô phỏng sau, đâu là hình mô phỏng của đơn chất ? A. khí Hydrogen B. Nước C. Khí Cacbon dioxide D. Khí Sulfur dioxide Câu 7.Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) có ở hình trên là? A. 16 amu. B. 48 amu. C. 64 amu. D. 80 amu. Câu 8. Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là A. 68 amu. B. 84 amu. C. 96 amu. D. 100 amu. Câu 9. Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là A. tính hướng tiếp xúc. B. tính hướng sáng. C. tính hướng hóa. D. tính hướng nước. Câu 10. Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là A. cửa sổ. B. ánh sáng. C. độ ẩm không khí. D. nồng độ oxygen. Câu 11. Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc A. mô mềm. B. mô xốp. C. mô dẫn. D. mô phân sinh. Câu 12. Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là A. vòng đời. B. quá trình sinh trưởng. C. quá trình phát triển. D. quá trình biến thái. B. TỰ LUẬN (7 đ) Câu 13. Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán. (1đ) Câu 14. Một ngọn nến cao 15 cm được đặt trước một gương phẳng thẳng đứng và cách gương 2 m. Xác định chiều cao của ảnh ngọn nến trong gương và khoảng cách từ nến đến ảnh của nó.(0,5đ) Câu 15. Cho các nguyên tố sau: Rh, Ag, Te, Rn, I, Ta, Ba. Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm: Kim loại, phi kim, khí hiếm. ( 1đ) Câu 16.( 0,5 điểm)Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 5 nguyên tử nguyên tố Oxygen. Có khối lượng phân tử là 108 amu. Hãy xác định khối lượng nguyên tử nguyên tố X và cho biết X là nguyên tố nào? Câu 17.Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. ( 1 điểm) Câu 18.( 2 điểm)Hãy liệt kê hai tập tính bẩm sinh và hai tập tính học được ở động vật mà em biết. Câu 19. Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?( 1 điểm) Ghi chú: HS được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố cầm tay 4. Đáp án A. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
  4. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B D C A C D C B D A B. Tự luận: Câu Đáp án Biểu điểm 13 Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán: + Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được 0,5 đ gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương). + Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán. 0,5 đ 14 + Ảnh ngọn nến cao bằng vật và bằng 15 cm. 0,25đ + Khoảng cách từ nến đến ảnh của nó gấp 2 lần khoảng cách từ nến đến 0,25đ gương và bằng 4 m. 15 Kim loại: Rh, Ag, Ba, Ta. 0,5 đ Phi kim: Te, I 0,25 đ Khí hiếm: Rn 0,25 đ 16 Khối lượng phân tử hợp chất: 2X + 16*5 = 108 amu.Vậy X = (108-80)/2 = 0,25 đ 14. 0,25 đ Vậy X là N 17 Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ 1 điểm mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. 18 HS liệt kê đúng, mỗi tập tính được 0,5 điểm 2 điểm 19 Việc giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể nhằm giữ lại môi trường sống quen 1 điểm thuộc cho các loài sinh vật sống trong bể cá, đảm bảo sự thay đổi các nhân tố môi trường diễn ra từ từ, tránh hiện tượng sốc ở sinh vật do thay đổi môi trường đột ngột 5. Đề cương ôn tập Vật Lý:Bài 15. Ánh sáng, tia sáng. Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng. Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Bài 18. Nam châm Hóa học: Vận dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, các nhóm nguyên tố/nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn Nêu và chỉ ra được đơn chất, hợp chất Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu Vận dụng tính KLPT, xác định được tên nguyên tố hóa học Sinh học: - Tìm hiểu các hình thức cảm ứng ở thực vật - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm - Tìm hiểu khái niệm tập tính. Phân biệt hai loại tập tính. Lấy ví dụ. - Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Tìm hiểu sự sinh trưởng và phát triển ở động vật - Hai câu hỏi vận dụng trang 163 GV RA ĐỀ Lê Thị Kim Phượng Nguyễn Thị Linh Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0