
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh
lượt xem 1
download

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh
- SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT BỐ HẠ Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. (5 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20, chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, ... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào? A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ. B. Chữ Nôm của người Việt. C. Chữ tượng hình của người Ai Cập. D. Chữ Hán của người Trung Quốc. Câu 2. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây? A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. B. Góp phần nâng cao năng suất lao động. C. Giải phóng sức lao động của con người. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Câu 3. Nội dung nào sau đây là tác động tiêu cực về văn hóa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại? A. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa B. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng. D. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện. Câu 4. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Tháp Mỹ Khánh (Huế). B. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa). C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định). Câu 5. Đâu không phải là một nhóm tín ngưỡng chính ở Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng phồn thực B. Tín ngưỡng yêu khoa học C. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. D. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội? A. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm. B. Góp phần giải phóng sức lao động của con người. C. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh. D. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Câu 7. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á? A. Hồi giáo, Hin-đu giáo. B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo. C. Hin-đu giáo, Công giáo. D. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo. Câu 8. “Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào? A. Chữ Quốc ngữ. B. Chữ Hán. C. Chữ Phạn. D. Chữ Nôm. Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. đánh bắt thủy hải sản. C. chế tác sản phẩm thủ công. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 10. Giai đoạn từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV được coi là thời kì: A. Văn minh Đông Nam Á bước đầu phát triển. B. Văn minh Đông Nam Á hình thành và bước đầu phát triển. C. Văn minh Đông Nam Á phát triển rực rỡ. D. Văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng. Câu 11. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào? Mã đề 101 Trang 1/3
- A. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên. Câu 12. Ý nào là điểm khác biệt của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)? A. Là các công trình kiến trúc Phật giáo. B. Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc. C. Được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay. D. Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Có nhiều mỏ khoáng sản. B. Có hệ thống sông ngòi dày đặc. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Đất đai khô cằn, khó canh tác. Câu 14. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là A. Pháp. B. Đức. C. Mĩ. D. Anh. Câu 15. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Anh. D. Trung Quốc Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam? A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á. B. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh. C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. D. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Câu 17. Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là A. lạc tướng. B. lạc hầu. C. Hùng Vương. D. An Dương Vương. Câu 18. Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh nào sau đây? A. Văn minh Lưỡng Hà. B. Văn minh Trung Hoa. C. Văn minh Ai Cập. D. Văn minh Ấn Độ. Câu 19. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây? A. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. B. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin. C. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. D. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả. Câu 20. Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay là A. thờ sinh thực khí. B. thờ Thành Hoàng. C. thờ Thánh A-la. D. thờ Phật. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG – SAI. (2 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Người Đông Nam Á từ xa xưa đã có niềm tin vào sức mạnh thế giới tự nhiên. Do không hiểu biết tự nhiên, không giải thích được những biến đổi đôi khi lạ lùng của tự nhiên nên đã tỏ lòng kính trọng và sợ hãi tự nhiên. Những sự vật, hiện tượng tự nhiên gắn với cuộc sống lao động sản xuất của con người là đối tượng sùng bái: đó là tục thờ thần Mặt Trời. Tục này có thể thấy ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và dấu tích của Mặt Trời thể hiện trên rất nhiều đồ vật, đồ trang sức, đồ thờ cúng, đặc biệt là trên trống đồng, cũng như trên các công trình điêu khắc cổ xưa ở Đông Nam Á ….”. (Đinh Trung Kiên, Tìm hiểu về nền văn minh Đông Nam Á, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 46 – 47) a) Đoạn tư liệu khẳng định người Đông Nam Á từ xa xưa đã có niềm tin vào sức mạnh của thế giới tự nhiên. b) Tục thờ thần Mặt Trời phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Đông Nam Á về thế giới tự nhiên. Mã đề 101 Trang 1/3
- c) Tục thờ thần Mặt Trời gắn liền với nhiều khía cạnh trong đời sống của người dân, không chỉ riêng lao động sản xuất. d) Yếu tố duy nhất để hình thành nên các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là sự sợ hãi của con người. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Vùng đất này được coi là vùng có khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp, khô hạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao. Trong những vùng ngăn cách bởi dải Hoành Sơn, có không gian khép kín, ba mặt là núi, hướng đông mở ra biển, …Mối liên hệ giữa các vùng với nhau chủ yếu là giao thông đường biển, đường bộ phải vượt qua những đèo khá hiểm trở gian nan”. (Lê Đình Phụng, Đối thoại với nền văn minh cổ Chăm-pa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr. 104) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin những cơ sở về kiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho sự hình thành nền văn minh Chăm – pa. b) Địa hình của vương quốc Chăm – pa bị chia cắt và phức tạp, bao gồm cả đồng bằng thấp trũng, rừng núi, cao nguyên và biển. c) Điều kiện tự nhiên của vương quốc Chăm – pa hoàn toàn không thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước. d) Phương thức di chuyển chủ yếu của cư dân Chăm – pa bằng thuyền trên sông, biển PHẦN III. TỰ LUẬN. (3,0 điểm) Câu 1:(1,5 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng” không? Vì sao? Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 1/3

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
438 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
319 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
315 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
331 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
325 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
313 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
329 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
310 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
320 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
323 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
303 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
332 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
314 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
327 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
312 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
321 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
337 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
321 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
