intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Đắk Lắk (Hệ 10 năm)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Đắk Lắk (Hệ 10 năm)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Đắk Lắk (Hệ 10 năm)

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn - Khối: 12 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh:..................................................... SBD:..................... Lớp:……… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời theo câu hỏi phía dưới: “Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ. Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng. Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ. Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn. Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống. Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm." (Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Theo tác giả, chúng ta nên làm gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó”, “trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét”, “chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở”? Câu 4. Rút ra thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất khi đọc văn bản trên. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Qua đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống”. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. 1/2
  2. "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào… ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.” (Trích Vợ chồng Aphủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai) ……………………Hết…………………… Học sinh không sử dụng tài liệu, giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 2/2
  3. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn - Khối: 12 Thời gian làm bài: 90 phút ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: nghị luận. 2 Theo tác giả, chúng 0,75 ta nên “làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.” 3 Có thể hiểu “không 1,0 nắm bắt lấy một cơ hội nào đó”, “trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét”, “chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở” là: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực; sống theo lối mòn nhạt nhẽo, quẩn quanh, vô vị; sống hèn nhát, không dám phấn đấu để 3/5
  4. thực hiện ước mơ, khát vọng của bản thân. (HS trả lời được 2 ý: 0,75 điểm, 1 ý: 0,5 điểm). 4 Đây là câu hỏi mở. 0,5 Học sinh có thể rút ra một thông điệp nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn. II LÀM VĂN 7,0 1 Qua đoạn trích ở 2,0 phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống”. a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 4/5
  5. quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận “Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống”. c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải hợp lí. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: “Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống” chính là xác định cách sống phù hợp với bản thân mình; sống với những đam mê lành mạnh; sống chân thật, yêu ghét rõ ràng… Đây là 5/5
  6. một quan niệm sống đúng đắn, để tuổi trẻ trở nên có ý nghĩa và giá trị. Tuy nhiên, chọn cách sống đúng đắn không chỉ đáp ứng cái tôi vị kỉ mà cần phải biết sống vì những lẽ sống cao đẹp, sống đúng nhân cách làm người và quan niệm về hạnh phúc chân chính. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn 6/5
  7. chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích nhân 5,0 vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 7/5
  8. vấn đề cần nghị luận: nhân vật Mị và nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, 0,5 tác phẩm và đoạn trích * Phân tích nhân 2,0 vật Mị trong đoạn trích: - Mị là một cô gái HMông xinh đep, có tài thổi sáo, vì món nợ truyền kiếp của gia đình cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử. Cuộc sống nô lệ ở nhà thống lí 8/5
  9. Pá Tra đã biến đổi Mị, đẩy cô vào tình trạng tê liệt, sống mà như chết. Nhưng trong tâm hồn cô vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy đã trỗi dậy mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân. Đoạn trích chính là đỉnh điểm của khát vọng sống đã hồi sinh ở Mị trong đêm tình mùa xuân ấy. - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc biến thành tinh thần phản kháng mạnh mẽ, hóa thành hành động cụ thể: Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Hành động ngỡ như đột ngột, nhưng nó là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tâm lí 9/5
  10. nhân vật. Ngọn đèn thắp sáng tâm hồn Mị, đốt cháy cả nỗi khát khao vượt ra khỏi bức tường địa ngục để đến với thế giới ngoài kia đang dập dìu tiếng sáo. Từ ngoại cảnh, tiếng sáo đã trở thành động lực thôi thúc nội tâm, dẫn Mị đến hành động táo bạo: sửa soạn để chuẩn bị đi chơi. Hành động đó diễn ra ngay trước mặt A Sử. Điều đó cho thấy, Mị không còn sợ, bóng ma thần quyền đã không thể làm gì Mị bởi sức sống trong Mị đang trỗi dậy mạnh mẽ. - Giai cấp thống trị miền núi mà ở đây đại diện là A Sử đã dập tắt đi khát vọng sống vừa trỗi dậy của Mị, trói đứng Mị vào cột. Chi tiết này bộc lộ rõ sự đè nén, áp chế đến tàn nhẫn của bọn thống trị với người dân miền núi. - A Sử trói được thể xác nhưng không 10/5
  11. thể nào trói được tâm hồn Mị. Thậm chí sự áp bức về thể xác càng lớn thì sự trỗi dậy của tinh thần càng mạnh mẽ, Mị thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết. Tiếng sáo là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Mị quên mình đang bị trói và "Mị vùng bước đi". Hành động đầy lãng mạn này cho thấy sức sống của tâm hồn Mị lớn hơn nỗi đau thể xác. - Nhưng rồi việc "tay chân đau không cựa được" đã đưa Mị về với hiện thực cay đắng. Mị rời khỏi thế giới mộng tưởng, không nghe tiếng sáo nữa chỉ còn nghe thấy “tiếng chân ngựa đạp vào vách”. Mị sống trong tâm trạng đan xen giữa mơ và tỉnh, giữa khát khao hạnh phúc và thực tại đắng cay. *Nhận xét về nghệ 0,5 11/5
  12. thuật miêu tả nội tâm nhân vật: - Bằng việc lựa chọn chi tiết đặc sắc, sử dụng hình ảnh giàu sức biểu tượng, giọng điệu trần thuật linh hoạt nhà văn đã diễn tả một cách tinh tế, hấp dẫn diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhất là khi bị trói rất tinh tế, sâu sắc. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mị được thể hiện: Miêu tả theo quá trình chuyển hóa tâm lí từ suy nghĩ tuyệt vọng đến tâm lý hồi sinh sức sống; Miêu tả tâm lý qua hành động; sự phân thân trạng thái tinh thần ở Mị. - Nhà văn sử dụng khá nhiều những yếu tố bên ngoài tác động vào nhân vật, như tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng chó sủa xa xa, tiếng chân ngựa đạp vách… Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, câu 12/5
  13. văn giàu tính tạo hình, biểu cảm cùng với tấm lòng nhân hậu, Tô Hoài đã khám phá, diễn tả chiều sâu tâm hồn cùng những biến thái thăng trầm, gấp khúc, tuần tự và đột biến trong tâm trạng Mị. Giọng kể của nhà văn nhập vào dòng tâm tư nhân vật, làm nổi bật ý nghĩ, tâm trạng và những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật… - Tâm lí, tính cách nhân vật Mị rất phù hợp với hướng vận động của tâm lí, tính cách nhân vật trong văn học Việt Nam 1945 – 1975: Thường vận động theo chiều hướng tích cực, gắn với sự "thức tỉnh", "trưởng thành", "hồi sinh". Nhân vật có khả năng vượt lên hoàn cảnh, thậm chí thay đổi hoàn cảnh sống. * Ý nghĩa của đoạn 0,5 trích: Đoạn trích góp 13/5
  14. phần hoàn thiện chân dung nhân vật Mị. Dù nghèo khó, bị áp bức nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà văn bày tỏ sự cảm thông; khám phá, trân trọng, ngợi ca những khao khát tình yêu, hạnh phúc của con người, thể hiện niềm tin vào sức sống của con người không bị hủy diệt. Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh 14/5
  15. với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề trình bày; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Tổng điểm 10,0 15/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2