intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II GIAO THUỶ _______________________________________________________________________________ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn lớp 6 THCS Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề khảo sát gồm: 02 trang PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ( 6,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Quả bầu tiên Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng ngoan ngoãn và tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, quan tâm tới mọi người, và chăm sóc mọi vật xung quanh mình. Chú bé được các loài chim yêu quý lắm. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé. Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú bé ôm ấp, vỗ về con Én nhỏ. Chú quyết định mang chú chim Én tội nghiệp về nhà chăm sóc, và làm cho Én một cái tổ khác và hàng ngày chăm cho Én ăn, hết mực thương yêu và quan tâm đến Én nhỏ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, Én đã dần dần lành vết thương. Cuối thu, trời lạnh dần. Hằng ngày khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, Én phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: "Én cứ bay theo đàn đi đến phương Nam ấm áp đi. Đến mùa xuân Én lại trở về với anh". Nói xong chú bé tung Én lên trời. Én nhỏ chấp chới bay lên nền trời xanh. Nó nhập vào một đàn Én lớn bay về những xứ sở ấp áp ở phương Nam, lòng lưu luyến chú bé. Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Én tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu rất to. Chú bé chọn một đám đất tốt trước nhà, vùi hạt bầu xuống đất. Hằng ngày chú bé ra tưới nước chăm sóc và thăm đám đất. Chẳng bao lâu hạt đã nảy mầm thành cây bầu. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ thay, cây bầu rất tươi tốt nhưng chỉ ra có mỗi một quả. Hàng ngày chú bé vẫn yêu quý chăm sóc cây bầu. Cứ thế, nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, quả bầu ngày càng lớn lên. Quả bầu cứ to mãi to mãi, to hơn nhiều các quả bầu bình thường cao to hơn cả chú bé. Chú bé vui lắm! Đến mùa thu hoạch, chú bé muốn đem quả bầu tiên về nhà. Nhưng quả bầu to quá, cả nhà chú bé phải cùng nhau khiêng mới đưa được về nhà. Ai lấy cũng đều vui. Khi bổ quả bầu ra, mọi người rất ngạc nhiên... Ôi! Thật kỳ diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu nhiều không kể xiết. Gia đình chú bé vui mừng gọi bà con hàng xóm láng giềng sang, và chia sẻ cùng họ số vàng bạc, châu báu có trong ruột quả bầu tiên. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Trang 1/2
  2. Em hãy viết đáp án( từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm. (2,0 điểm) Câu 1. Truyện “Quả bầu tiên” thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học? A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện cười Câu 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. ríu rít B. vui mừng C. chim chóc D. tươi tốt Câu 4. Cụm từ nào sau đây không phải là cụm danh từ? A. một chú bé con nhà nghèo B. một hạt bầu rất to C. từng đàn Én hối hả D. đang ngồi đan sọt giữa sân Câu 5. Từ “xuân” trong trường hợp nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Bác ấy đã bảy mươi xuân. B. Mùa xuân tươi đẹp đã tới. C. Tuổi xuân tươi đẹp. D. Ngày xuân em hãy còn dài. Câu 6. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sủ dụng trong câu văn: “Én phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé”. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7. Dòng nào sau đây giải thích đúng nhất về nghĩa của từ “chăm sóc”? A. Săn sóc thường xuyên. B. Hiền lành và ôn hòa. C. Ăn uống điều độ. D. Chăm chỉ, thật thà. Câu 8. Cụm từ “đã nảy mầm” là A. cụm danh từ B. cụm tính từ C. cụm chủ vị D. cụm động từ Từ câu 9 đến câu 12 em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm. Câu 9. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 10. (1,5 điểm) Từ nhân vật chú bé em học tập được những đức tính gì cho bản thân? Câu 11. (0,5 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, hãy rút ra thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Câu 12. (1,5 điểm) Qua văn bản, hình ảnh hay hành động nào của cậu bé đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Tại sao? Phần II: Viết (4,0 điểm) Bằng lời văn của em, hãy kể lại một truyện cổ tích với chủ đề: “Ở hiền gặp lành”. Qua câu chuyện đó em rút ra được bài học gì cho bản thân. -------- HẾT ------- Trang 2/2
  3. Họ và tên thí sinh: ………………………………………… Họ tên, chữ ký GT 1: …………………………………… Số báo danh:…………………………………………………… Họ tên, chữ ký GT 2: …………………………………… Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2