intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá các yêu cầu cần đạt (tuần 19 - tuần 24) trong chương trình Ngữ Văn 6. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh giữa HKII. - Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích. - Viết: Văn thuyết minh. - Trung thực: Trung thực trong kiểm tra, đánh giá. - Trách nhiệm: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận dụng V. dụng TT Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ năng biết hiểu (Số (Số câu) cao Tổng năng (Số câu) câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện cổ tích 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 2 Viết Thuyết minh thuật lại một sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 kiện( một sinh hoạt văn hóa) Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20 10 15 25 20 0 10 100 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 40 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ dung/Đơn Thông Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Vận năng vị kiến hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc Truyện cổ Nhận biết: 4 TN 1TL hiểu tích - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, 3TN lời người kể chuyện và lời nhân vật, thể loại. + 1TL - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; thể loại. Thông hiểu: - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử 1TL chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Chỉ ra được đặc điểm cụm danh từ. - Xác định được chủ đề của truyện. - Giải thích được nghĩa của từ. Vận dụng:Trình bày cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. Vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một bài học tâm đắc. Tỉ lệ % điểm 20 15+10 10 5 2 Viết Thuyết *Nhận biết: - Xác định rõ người tường thuật tham gia hay minh chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp. thuật lại - Xác định được bố cục bài văn, sự kiện cần thuật lại. một sự *Thông hiểu: Nắm được bối cảnh, diễn biến chính, sắp xếp các kiện( một sự việc theo một trình tự hợp lý. sinh hoạt *Vận dụng: Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, 1* 1* 1* 1TL* văn hóa) thu hút sự chú ý của ngưười đọc. ở quê *Vận dụng cao: Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một hương sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan, chân thực các quá em. trình của sự kiện, kết quả và những tác động của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng. Tổng 4 TN 3TN 1 TL 2 TL +1TL Tỉ lệ chung 70 30
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói: – Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. (Sự tích hoa cúc trắng – Phỏng theo Truyện Nhật Bản – Sách Ngựa Gióng)
  4. Câu 1(0.5đ) Theo em “Sự tích hoa cúc trắng” thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện thần thoại. Câu 2 (0.5đ) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. Câu 3 (0.5đ) Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật người mẹ. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật người con. D. Lời của nhà sư. Câu 4 (0.5đ) Tại sao cô bé lại ngồi bên đường khóc? A. Vì cô bé đi vào rừng và bị lạc. B. Vì mẹ cô bé đang bị bệnh rất nặng. C. Vì cô bé chưa tìm được hoa cúc trắng. D. Vì cô bé nhớ mẹ, muốn về bên mẹ. Câu 5 (0.5đ) Cụm từ nào trong câu sau “Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc.” không phải là cụm danh từ: A. Biểu tượng của sự sống B. Ước mơ của loài người C. Thần dược để chữa bệnh D. Hãy mang nó về chăm sóc. Câu 6 (0.5đ) Chủ đề nào sau đây đúng nhất với truyện “Sự tích hoa cúc trắng”? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa B. Ca ngợi tình cảm gia đình C. Ca ngợi tình mẫu tử D. Ca ngợi tình cha con Câu 7 (0.5đ) Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Sự tích hoa cúc trắng”? A. Giải thích phương thuốc chữa bệnh dân gian. B. Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt. C. Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia. D. Giải thích nguồn gốc bông hoa cúc trắng. Câu 8 (1.0đ) Giải nghĩa từ “tần tảo”. Câu 9 (1.0đ) “Em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa.” Em có đồng ý với hành động của cô bé trong câu chuyện không? Vì sao? Câu 10 (0.5đ) Viết đoạn văn (3-5 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một bài học tâm đắc nhất trong câu chuyện. II. VIẾT (4.0 điểm) Thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) ở quê hương em. Hết
  5. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU Môn: NGỮ VĂN 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A C B B D C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0đ) - HS giải nghĩa từ “tần tảo” đảm bảo và diễn đạt rõ - HS giải nghĩa Trả lời sai ràng. Gợi ý: nhưng diễn đạt hoặc không chưa thật rõ. trả lời. Tần tảo: (người phụ nữ) làm lụng vất vả, lo toan việc (0,5đ) nhà trong cảnh sống khó khăn Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0đ) - HS trả lời ngắn gọn nêu rõ quan - HS trả lời ngắn gọn nêu rõ Trả lời sai điểm đồng ý hoặc không đồng ý và quan điểm đồng ý hoặc không hoặc không lí giải hợp lý, thuyết phục. đồng ý và lí giải chưa thuyết trả lời. phục, rõ ràng. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5đ) Mức 2 ( 0,25đ) Mức 3 (0đ) * Yêu cầu hình thức: là đoạn văn (3-5 dòng) Học sinh nêu được Trả lời nhưng không sai chính tả, ngữ pháp đảm bảo tính liên một thông điệp phù không chính kết và liền mạch, diễn đạt sinh động… hợp nhưng chưa sâu xác, không liên *Yêu cầu nội dung: diễn tả được một bài học sắc, diễn đạt chưa quan hoặc tâm đắc nhất trong câu chuyện. thật rõ hoặc chưa không trả lời. + Hãy luôn nỗ lực, hướng đến tương lai. viết thành đoạn văn. + Tin tưởng vào sự sống và hiếu thảo với cha mẹ. .....
  6. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) Tiếu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: 0.25 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: biết giới thiệu lại một sự kiện( một sinh hoạt văn hóa) ở quê hương em. - Phần thân bài: biết giới thiệu bối cảnh, diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý. - Phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh thuật lại một sự kiện( một sinh hoạt 0.25 văn hóa) ở quê hương em. c. Triển khai bài viết : HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng 2,5 tốt việc thuật lại một sự kiện( một sinh hoạt văn hóa) ở quê hương em. * Mở bài: Giới thiệu về sự kiện( một sinh hoạt văn hóa) ở quê hương mà em 0.25 muốn thuyết minh * Thân bài: Tóm tắt diễn biến sự kiện theo trình tự thời gian: 2.0 - Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện ở đâu? - Những ai có mặt tham gia sự kiện? - Hoạt động chính diễn ra trong sự kiện?  Diễn biến từng hoạt động ra sao? Có gì đặc sắc?  Em ấn tượng hay thích hoạt động nào nhất? - Ý nghĩa của sự kiện em thuyết minh * Kết bài: Khái quát ngắn gọn ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của em. 0.25 d. Sáng tạo: Có sáng tạo trong cách thuyết minh và diễn đạt. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2