intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 07/03/2024 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực tư duy. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc – hiểu văn bản, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Có ý thức chăm chỉ, tự giác trong học tập. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II. MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA 1. Ma trận đề kiểm tra: Nội Mức Tổng % điểm dung/ độ TT đơn nhận Kĩ vị thức năng kiến Vận Nhận thức Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Truyện Đọc 1 truyền 4 0 4 0 0 2 0 0 60 hiểu thuyết Bài văn 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 thuyết minh Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ 25% 35% 30% 10% % Tỉ lệ chung 60% 40% 2. Bảng đặc tả đề kiểm tra: TT Nội dung Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến thức kiến thức kiến thức, Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng kĩ năng hiểu cao cần kiểm tra, đánh giá
  2. 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: truyền – Nhận thuyết biết được thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết được ngôi kể. Thông hiểu: – Xác định được biện pháp tu từ trong đoạn trích. – Hiểu được nghĩa của từ/ cụm từ/ thành ngữ; cấu tạo của cụm từ. – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể 4TN 4TN 2TL hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. – Nêu được chủ đề của văn bản. Vận dụng: – Trình bày được các chi tiết kì ảo trong văn bản và
  3. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn thuyết Thông minh thuật hiểu: lại một sự Vận dụng: kiện (một Vận dụng sinh hoạt cao: văn hóa) – Vận 1* 1* 1* 1TL* dụng các kĩ năng tạo lập văn bản, viết bài văn thuyết minh. Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Chu Thị Thanh
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 07/03/2024 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Xưa kia, tại làng Hạ Bì, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Truyện dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 1982) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cười Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận. Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
  5. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba Câu 4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Nhà vua B. Sứ giả C. Quân giặc D. Yết Kiêu Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì? A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể. B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ. C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người. D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh. Câu 6. Biện pháp tu từ trong câu: “Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền.” là A. so sánh. B. điệp ngữ. C. nhân hóa. D. ẩn dụ. Câu 7. Trong câu “Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa.” có bao nhiêu cụm danh từ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Dòng nào nhận xét chính xác nhất về vẻ đẹp của nhân vật Yết Kiêu qua đoạn trích trên? A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người. B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người. D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Câu 9. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật chính. Theo em, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.”, em hãy trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì? PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU (6đ) 1 C 0.25 2 A 0.25 3 C 0.25 4 D 0.25 5 B 0.25 6 A 0.25 7 B 0.25 8 D 0.25
  7. 9 - Chi tiết kì ảo liên 1.0 quan đến nhân vật Yết Kiêu (HS chọn một chi tiết): + Ông nuốt lông trâu thần, từ đó sức khỏe hơn hẳn mọi 0.5 người, đặc biệt là 0.5 tài lội nước. + Ông sống ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên. - Ý nghĩa: + Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. + Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự tài giỏi, phi thường của Yết Kiêu. 10 Gợi ý trả lời: + Cần phải rèn 1.0 luyện phẩm chất: Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân 1.0 tộc; có ước mơ, khát vọng cao đẹp; dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; chăm chỉ, trách nhiệm… + Năng lực: Tự chủ và tự học, sáng tạo trong học tập... (Mỗi ý đúng: 0.5đ. Chấm không quá 2 ý đúng ở mỗi nội dung) II VIẾT (4đ) a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc bài văn
  8. b. Xác định đúng 0.25 yêu cầu của đề c. Trình bày HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, nhưng 0.5 cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu sự kiện 0.5 (không gian, thời 0.75 gian, mục đích tổ chức sự kiện) 0.75 * Thân bài: Tóm 0.5 tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian. - Những nhân vật tham gia sự kiện. - Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động. - Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết. d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục 0.25 mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng.
  9. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Chu Thị Thanh
  10. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 07/03/2024 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Thời Vua Hùng Vương thứ ba, ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng. Khi người cha chết, dặn con cứ giữ lấy khố mà dùng nhưng Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn. Bấy giờ có một nàng công chúa tên là Tiên Dung nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng. Một lần, nàng cùng đoàn tuỳ tùng chèo thuyền đi xem sông núi, khi đi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá, Đồng Tử trông thấy vội vùi mình xuống cát. Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung cho dừng thuyền, quây màn để tắm, vô tình nơi Tiên Dung tắm lại đúng vào chỗ Đồng Tử giấu mình. Gặp Chử Đồng Tử, biết được nguyên cớ, Tiên Dung quyết định kết duyên cùng chàng. Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập. Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên, gặp một nhà sư tên là Phật Quang, chàng bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Sau đó, Đồng Tử và Tiên Dung rời bỏ xóm làng tìm nơi vắng vẻ để ở. Gặp trời tối, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dân hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Ngỡ con làm phản, vua Hùng sai quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử không dám cưỡng lại mệnh cha, chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Nhân dân cho đó là điều kinh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên. (Trích Truyện dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 1982) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
  11. C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cười Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận. Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba Câu 4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Vua Hùng – Tiên Dung B. Chử Đồng Tử - Tiên Dung C. Chử Cù Vân – Chử Đồng Tử D. Chử Đồng Tử - Phật Quang Câu 5. Nghĩa của từ “sung túc” là A. các mối quan hệ tốt đẹp. B. nơi ở ổn định. C. cuộc sống giàu có. D. đầy đủ, không thiếu thốn gì. Câu 6. Biện pháp tu từ trong câu: “Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.” Là A. so sánh. B. điệp ngữ. C. nhân hóa. D. ẩn dụ. Câu 7. Trong câu “Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.” Có bao nhiêu cụm danh từ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về vẻ đẹp của nhân vật Chử Đồng Tử được gợi lên qua đoạn trích trên? A. Chử Đồng Tử là một người có khát vọng chinh phục thiên nhiên. B. Chử Đồng Tử là một người siêng năng, cần cù và chăm chỉ làm ăn. C. Chử Đồng Tử là một người có ước mơ, khả năng kì diệu và chăm chỉ làm ăn. D. Chử Đồng Tử là một người con có hiếu, cần cù và chăm chỉ làm ăn. 2. Tự luận Câu 1. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến vợ chồng Chử Đồng Tử. Theo em, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Từ hành động của Chử Đồng Tử “Khi người cha chết, dặn con cứ giữ lấy khố mà dùng nhưng Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn.”, em thấy mình cần có trách nhiệm và những việc làm, hành động cụ thể như thế nào đối với ông bà, cha mẹ? PHẦN II: VIẾT (4 điểm) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
  12. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Phần Câu I ĐỌC – HIỂU (6đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 Chi 9 liê đ chồ Đ (H mộ k Ý
  13. Gợi 10 - HS Hiếu phụn - HS cụ th rèn l (Mỗ đúng II VIẾT (4đ) a. Đ b. X c. Tr HS như *M thời *T theo - Nh - Cá điểm - Ho *K ngh d. C Đảm Việt e. Sá độc Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Chu Thị Thanh
  14. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: …/…/2024 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Động Lăng Xương bên sông Đà có một người đàn bà tên là Hàn xấu xí, nghèo khổ không ai lấy. Một hôm bà đi cấy, giẫm phải một vết chân to, cảm động mà thụ thai. Dân làng đuổi bà vào rừng. Bà dựng lều ở, ngày ngày có hổ mang thịt tới nuôi bà cho tới kì sinh nở. Sau mười bốn tháng mang thai, bà sinh được một người con trai đặt tên là Tuấn. Tuấn lớn lên, sức vóc khỏe mạnh, mày thanh, mắt sáng, lưng rộng, vai to, hằng ngày kiếm củi đốt than nuôi mẹ. Có lần đi qua bến Mộc sang bên kia sông, tới chân núi Tản, ngả được một cây gỗ lớn. Hôm sau sang để lấy gỗ về thì cây ấy lại liền với gốc, cành lá xanh tươi như cũ. Tuấn kinh ngạc không hiểu ra làm sao mới đẵn một gây gỗ khác, đánh dấu nơi ngả gỗ rồi ra về. Hôm sau tìm đến đúng chỗ cũ lại thấy cây kia vẫn xanh tốt như thường. Tuấn thấy lạ, sinh nghi, mới ngả một cây tùng lớn rồi tìm chỗ ẩn mình. Chợt thấy gió thổi mạnh, hương bay thơm phức, hiện ra một cụ già râu tóc trắng xóa, gương mặt đầy đặn. Cụ già cắm chiếc gậy gỗ, chỉ gậy vào thân cây tùng. Chỉ thấy rừng rung, đất chuyển, ánh sáng chan hòa, nhìn lại thì cây tùng đã sừng sững vươn mình đứng thẳng, cành lá xanh tốt, khắp thân không hề có vết chặt. Tuấn từ trong bụi chạy ra, ôm lấy cụ già, nói: “Con nuôi mẹ già chỉ nhờ có nghề đẵn gỗ kiếm củi, nay cụ làm thế, con lấy gì nuôi mẹ?”. Cụ già tươi cười an ủi trao cho Tuấn chiếc gậy, và dặn đây là cây gậy thần có một đầu sinh, một đầu tử; chỉ đầu sinh vào người chết thì sống lại, chỉ vào cây héo, cây xanh lên; còn đầu tử chỉ vào đâu thì thành tan, núi lở, người chết, vật tàn. Lại giao cho Tuấn trông nom núi Tản. Tuấn từ khi có gậy thần, cứu sống được rất nhiều người và vật, những người đau ốm các nơi mười phần chết chín tìm đến Tuấn đều được cứu khỏi. Hằng ngày, Tuấn vẫn kiếm củi đốt than nuôi mẹ. Dân kính phục, đều gọi là Thánh Tản. (Theo Hội Văn học – Nghệ thuật Vĩnh Phú, 1987) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cười Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận.
  15. Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba Câu 4. Đoạn trích trên có những nhân vật nào? A. Tuấn B. Tuấn, bà Hàn C. Tuấn, bà Hàn, cụ già D. Thánh Tản Câu 5. Thành ngữ “mười phần chết chín” ở câu văn: “Tuấn từ khi có gậy thần, cứu sống được rất nhiều người và vật, những người đau ốm các nơi mười phần chết chín tìm đến Tuấn đều được cứu khỏi.” có ý nghĩa gì? A. Những người đau ốm có thể khỏi bệnh B. Những người đau ốm cầm chắc sự chết, khó có thể cứu chữa được. C. Những người đau ốm, bệnh nhẹ, dễ chữa trị. D. Những người đau ốm, bệnh hiếm gặp, cần chữa trị. Câu 6. Chi tiết nào sau đây trong đoạn trích không có yếu tố tưởng tượng kì ảo? A. Một hôm bà đi cấy, giẫm phải một vết chân to, cảm động mà thụ thai. B. Tuấn sức vóc khỏe mạnh, mày thanh, mắt sáng, lưng rộng, vai to, hằng ngày kiếm củi đốt than nuôi mẹ. C. Tuấn ngả được cây gỗ lớn nhưng hôm sau, cây gỗ ấy lại liền với gốc, cành lá vẫn xanh tươi như cũ. D. Tuấn có chiếc gậy thần, cứu sống được rất nhiều người. Câu 7. Xác định cụm tính từ trong câu văn sau: “Hôm sau sang để lấy gỗ về thì cây ấy lại liền với gốc, cành lá xanh tươi như cũ.” A. lấy gỗ về B. cây ấy C. liền với gốc D. xanh tươi như cũ Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về vẻ đẹp của nhân vật Tản Viên Sơn Thánh được gợi lên qua đoạn trích trên? A. Tản Viên Sơn Thánh là người có công giúp đỡ nhân dân chữa bệnh. B. Tản Viên Sơn Thánh là người có cây gập thần. C. Tản Viên Sơn Thánh là người có tài đi trên mặt nước. D. Tản Viên Sơn Thánh là người ra đời kì lạ. 2. Tự luận Câu 1. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Tuấn. Theo em, chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Hãy nêu hai việc làm cụ thể để thực hiện điều đó. PHẦN II. VIẾT (4 điểm). Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
  16. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2023 – 2024 ĐỀ DỰ PHÒNG Phần Câu I (6đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 Ch 9 ảo qu nh Tu chọ chi ảo Ýn -H 10 nư -H dũ độ II (4đ) a. b.
  17. c. T HS nh *M thờ *T the -N - C điể -H *K ng d. Đả Việ e. S độ Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Chu Thị Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2