intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Phan Đình Phùng, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Phan Đình Phùng, Châu Đức” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Phan Đình Phùng, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2022-2023 Trường TH-THCS Phan Đình Phùng MÔN: Ngữ Văn LỚP:7 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm (3 đ) )(Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Ngụ ngôn Việt Nam) Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện C. Lời của người em gái D. Lời của người anh cả Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. Khóc thương B. Tức giận C. Thờ ơ D. Buồn phiền Câu 4. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ B. Không ai muốn bẻ cả C. Cầm cả bó đũa mà bẻ D. Bó đũa được làm bằng kim loại Câu 5. Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Cả A và B Câu 6. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá? A. Cưới nàng anh toan dẫn voi, anh sợ quốc cấm nên voi không bàn... B. Người ta là hoa của đất. C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền, cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư. II. Tự luận ( 7 điểm )
  2. Câu 1: Em rút ra bài học gì mà em tâm đắc nhất qua câu chuyện bó đũa. (1 điểm) Câu 2: Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt? (1 điểm) Câu 3: Đặt câu trong đó có sử dụng “thành ngữ” (1 điểm) Câu 4: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên./. (4 điểm) -HẾT-
  3. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC Trường TH-THCS Phan Đình Phùng ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2022-2023 MÔN:Ngữ Văn LỚP: 7 A. Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B D C D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 B. Tự luận (7đ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Bài học: 1,0 đ + Học cách sống một cách đoàn kết, vì sức mạnh của tập thể lúc nào cũng lớn mạnh hơn một cá nhân + Tình thân luôn là tình thương vô cùng phong phú, dồi dào sức sống + Học cách sống không ích kỉ, suy nghĩ đến người khác nhiều hơn Câu 2 -Cách dạy con của người cha trong câu chuyện bó đũa có điểm đặc biệt là: 1,0 đ + Có ý nghĩa thẫm đậm sâu sắc về tình đoàn kết. + Anh em phải biết giúp đỡ, yêu thương nhau. + Có ý nghĩa: một người không làm nên nghiệp lớn nhưng nếu hợp lại thì sẽ tạo nên sức mạnh lớn. => Cách dạy con của người cha rất thông minh khôn khéo khác người . Câu 3 HS thực hiện 1,0 đ VD: Bài toán này khó quá, tớ nghĩ nát óc mà không làm được.
  4. Câu 4 1.Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” 0, 75 đ 2. Thân bài: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ – Nghĩa bóng: + Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính 2,5 đ mực và đen + Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng – Nghĩa đen: + Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy + Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng - Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng - Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn - Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn 0, 75 đ thì sáng Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC Trường TH-THCS Phan Đình Phùng MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: Ngữ Văn LỚP: 7 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề cao Phần I. Đọc hiểu -Nhận biết - Rút ra bài Ngữ liệu: được thể loại, học gì cho -Các câu tục ngữ Lời kể bản thân Tiếng Việt: - Hiểu được -Thành ngữ nội dung -Nói quá -- Nói giảm, nói tránh - Hiểu được - Biết đặt vai trò, nhận câu biết thành phần câu Số câu 5 3 1 9 Số điểm 3 2 1 6 Tỉ lệ % 30% 20% 10% 60%
  5. Phần II. Làm văn Viết bài văn - Tạo lập bài văn nghi luận nghị luận về câu tục ngữ Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 5 3 1 1 10 Tổng số điểm 3 2 1 4 10 Tỉ lệ % 30% 20% 10% 40% 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2