Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
lượt xem 1
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023- 2024 Môn : Ngữ văn – Lớp 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơ Kĩ năng TT n vị kĩ Nhận Thông Vận V. dụng năng biết hiểu dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc (số Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu) ngụ ngôn Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 văn nghị (số luận về ý/câu) một hiện tượng đời sống
- (trình bày ý kiến tán thành) Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 100
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 TT Chương/ Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề dung/ đánh giá Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 4TN 3TN 1TL 1TL 1TL ngụ ngôn biết: - Nhận biết được thể loại. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba. Thông hiểu: - Hiểu được tính cách của nhân vật gợi ra từ văn bản. - Xác định được nghĩa của từ thông dụng. - Công
- dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Viết Viết bài Nhận văn nghị biết: luận về Nhận biết một hiện được yêu 1TL* 1TL* 1 TL* 1TL* tượng đời cầu của đề sống nghị luận (trình bày ý kiến tán về hiện thành) tượng đời sống. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một
- hiện tượng đời sống. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người mẹ kính yêu của mình. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ để trình bày ý kiến của bản thân về một hiện tượng đời sống. Tổng 3 TN 4 TN 1 TL 2 TL 1TL Tỉ lệ % 30 40 10 20 Tỉ lệ 70 30 chung
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian : 90 phút( không kể thời gian giao đề ) ( Đề gồm 2 trang ) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1. Truyện con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào? A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích. Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Ngôi thứ ba
- Câu 3. Trong đoạn một, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào? A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng. B. Đang làm việc quanh cái giếng . C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người. D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng. Câu 4. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì? A. Ra sức kéo con lừa lên. B. Động viên và trò chuyện với con lừa. C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng. D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên. Câu 5. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì? “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…” A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng. C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm.. D. Thể hiện sự bất ngờ. Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì? A. Những nặng nhọc, mệt mỏi. B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. C. Là hình ảnh lao động. D. Là sự chôn vùi, áp bức. Câu 7. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh. C. Yếu đuối. D. Nóng vội nhưng dũng cảm. 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8 (1.0 điểm). Theo em, vì sao lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng? Câu 9 (1.0 điểm). Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa? Câu 10 (0.5 điểm). Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề trên? ------------HẾT-------------- *Lưu ý : - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Đọc hiểu 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B D A C A B B Điểm 0,5 điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 điểm điểm điểm điểm điểm điểm 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0.0 điểm) Gợi ý: HS nêu được một ý và Trả lời sai hoặc - Dù có kêu la thì cũng không giúp ích được gì chính xác. không trả lời. mà còn tốn sức, tốn công hơn. - Thay vì kêu là thì hãy bình tĩnh suy nghĩ ra những cách giải quyết tốt đẹp. Câu 9: (1.0 điểm)
- Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0.0 điểm) Gợi ý: HS nêu được ý kiến khá Trả lời sai hoặc - Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra phù hợp nhưng chưa sâu không trả lời. khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái sắc, toàn diện, diễn đạt giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng chưa thật rõ. buông xuôi, bỏ cuộc. - Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng. Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 điểm) Mức 2 (0.25 điểm) Mức 3 (0.0 điểm) Bài học rút ra: Học sinh nêu được bài Trả lời nhưng không VD: Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử học phù hợp nhưng chưa chính xác, không liên thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, sâu sắc, diễn đạt chưa quan đến đoạn trích, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta thật rõ. hoặc không trả lời. sức mạnh vì: - Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi. - Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách… Hoặc: Sự ứng biến trong mọi hoàn cảnh… Phần II: Phần Viết (4,0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Nội dung 2,5 3. Trình bày, diễn đạt 0,5 4. Sáng tạo 0,5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0,5 điểm) Điểm M Ghi chú ô t ả t i ê
- u c h í 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Bài viết thiếu một trong hai phần: Thân bài hoặc kết bài. 0,0 Chưa tổ chức thành đoạn văn, viết lộn xộn ý. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2,5 điểm) Điểm M Ghi chú ô t ả t i ê u c h í 2,5 điểm - HS trình bày cần đảm bảo Bài viết trình bày đảm bảo nội các vấn đề sau: dung. Mở bài: - Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình 0,5 điểm - Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển dị, giàu hình ảnh như vũ bão của công nghệ điện tử và đời sống xã hội đã kéo theo một số tác hại tiêu cực nhất định. - Nêu vấn đề: Trong số đó, sự ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề 1,5 điểm khiến xã hội, nhà trường và phụ huynh vô cùng lo ngại. Thân bài: - Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm. - Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi 0,5 điểm học sinh. - Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử và
- nguyên nhân. - Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và ngăn chặn sớm nhất có thể. - Liên hệ bản thân: Học sinh cần phái xấc định được mục tiêu học tập, tránh bị dụ dỗ bởi các thú vui không lành mạnh. 1,0- 1,5 - HS trình bày bài văn có ý nhưng sắp xếp lộn xộn ý. Ngôn từ diễn đạt vụng về. 0,5 - HS trình bày còn chung chung, chưa rõ ý 0,0 Không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0,25 – 0,5 - Vốn từ ngữ phong phú, biểu cảm, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Trình bày chưa khoa học, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0,5 Có sáng tạo trong cách trình bày ý kiến của bản thân. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0,0 Chưa có sáng tạo Duyệt của Tổ chuyên môn Người ra đề TM. HĐDĐ Nguyễn Thị Ý Nhi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn