intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian: 90 phút, không tính thời gian phát đề) Phần I. ĐỌC HIỂU.Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử. [...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. […] (Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn cúa sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984) Câu 1: Đoạn trích trên viết về vấn đề gì? Cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào? (1.0 điểm) Câu 2: Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì? (1.0 điểm) Câu 3: Xác định các phép liên kết và từ ngữ liên kết trong đoạn sau: Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. (1.0 điểm) Câu 4. Một giáo sĩ nước ngoài đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Nhận định trên giúp em hiểu gì về tiếng Việt và đặc điểm của tục ngữ”? (1.0 điểm) Câu5. Từ văn bản trên, em có ý thức sử dụng tiếng Việt như thế nào? (1.0 điểm) Phần II. VIẾT. (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. ……… HẾT……… Họ và tên thí sinh: ………………………..…Số báo danh: ………………………….. Chữ kí giám thị 1: ……………………………………………………………………….
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 *Công cụ câu hỏi, Bảng kiểm đánh giá phần ĐỌC HIỂU: :(5,0đ) STT Tiêu chí Đạt Không đạt Câu Sự giàu đẹp của tiếng Việt, 0.5 đ 1 Thể loại: Nghị luận 0.5 đ Câu Mục đích đoạn trích: Giúp người đọc thấy được sự giàu đẹp, những 1.0 đ 2 đặc sắc và giá trị của tiếng Việt. Từ đó gợi tình cảm trân quý, tự hào về tiếng nói – ngôn ngữ của người Việt. Câu - Phép lặp từ, từ ngữ liên kết “Tiếng Việt – tiếng Việt”.(0.5 đ) 1.0 đ 3 - Phép thế, từ ngữ liên kết “Họ”- “Nhiều người ngoại quốc” .(0.5 đ) Câu Học sinh có thể trình bày các ý như: 1.0 đ 4 Tiếng Việt “rất ngon lành trong những câu tục ngữ” bởi vì: Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu,rất tế nhị, uyển chuyển và diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam, mang đặc điểm của thể loại tục ngữ: có vần, nhịp điệu, hình ảnh, đa nghĩa, Câu Học sinh có thể trình bày các ý như: 1.0 đ 5 - Ý thức học tập, trau dồi chữ viết, hiểu nghĩa từ và biết cách dùng từ đúng chuẩn mực, trong sáng, - Rèn luyện chính tả: không sử dụng tiếng Việt không dấu, viết tắt, những kí hiệu không đúng quy tắc, *Công cụ Rubric đánh giá phần tự luận- VIẾT. :(5,0đ) Mức đánh giá Câu Tiêu chí – Điểm (1) (2) (3) Hiểu và viết HS biết viết bài HS biết viết bài văn, có HS viết bài văn, bố cục ba được bài văn văn nghị luận. bố cục ba phần. Giới phần. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về một Giới thiệu được thiệu vấn đề cần bàn bàn luận. Nêu ý kiến của vấn đề trong đời vấn đề cần bàn luận. Nêu ý kiến về vấn người viết về vấn đề cần bàn sống, trình bày luận. Nêu ý kiến đề cần bàn luận. (1) Giải luận. (1) Giải thích từ ngữ, rõ vấn đề và ý của người viết về thích khái niệm hoặc cả khái niệm hoặc cả câu. Bàn kiến (tán thành vấn đề cần bàn câu. Bàn luận: Khẳng luận: Khẳng định kiến tán hay phản đối) luận. Giải thích từ định kiến tán thành hoặc của người viết ngữ, khái niệm phản đối về vấn đề thành hoặc phản đối về vấn hoặc cả câu văn. đó.Trình bày các lí lẽ đề đó.Trình bày các lí lẽ làm Khẳng định ý làm sáng tỏ ý kiến.(2) sáng tỏ ý kiến.(2) Lật lại vấn kiến của Lật lại vấn đề: Nhìn nhận đề: Nhìn nhận vấn đề ở chiều mình.Nhưng chưa vấn đề ở chiều ngược lại, ngược lại, đánh giá, bổ sung ý được hợp lý, thiếu (3)Khẳng định lại cho vấn đề thêm toàn vẹn. lý lẽ, bài văn mắc kiến.Đề xuất những giải (3)Khẳng định lại kiến.Đề lỗi chính tả nhiều. pháp, nêu bài học nhận xuất những giải pháp, nêu bài thức và phương hướng học nhận thức và phương hành động, nhưng còn hướng hành động. Bài văn thiếu lý lẽ, bằng chứng; trình bày hợp lý, đủ lý lẽ, chưa thuyết phục; mắc ít bằng chứng, thuyết phục;
  3. lỗi chính tả. không mắc lỗi chính tả. Điểm số 2.0 3.0 5.0 *Bảng kiểm kỹ năng viết văn nghị luận trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống. Các phần Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Mở bài Giới thiệu vấn đề: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 0.5 đ Ẩn phía sau hình ảnh và lời nói ngắn gọn là bài học sâu sắc 0.5 đ về đạo lí làm người. Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: 3.0 đ * Nghĩa đen:“Quả” là sản phẩm của cây, là kết tinh của hoa. “Kẻ trồng cây” là người đã trồng cây cho quả ấy. * Nghĩa bóng: “Quả”là thành quả của sức lao động. “Kẻ trồng cây” chính là người đã làm nên, tạo nên kết quả, thành quả lao động ấy. * Ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ muốn nói đến vấn đề khi nhận lấy hoặc thừa hưởng một thành quả lao động từ ai đó thì hãy ghi nhớ công ơn của người đã tạo ra nó. Câu tục ngữ khuyên chúng ta sống phải có lòng biết ơn. 2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ (Tại sao sống phải có lòng biết ơn). Sống có lòng biết ơn là là lối sống cao đẹp của con người,giúp gắn kết con người lại với nhau, thể hiện nhân cách cao quý ở con người. - Phê phán những người sống không có lòng biết ơn. Họ vô ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. … 3. Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Biết ơn người khác là một đạo lí làm người … - Học sinh cần sống có lòng biết ơn, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình … Kết bài Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ là 1.0 đ một lời khuyên sâu sắc. Chúng ta cần sống cho xứng đáng với những gì mà mọi người đã hy sinh, giúp đỡ cho chúng ta hôm nay. Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Ngô Xuân Vũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1