intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 8 (Áp dụng năm học 2021-2022) I/ VĂN HỌC 1. Thơ Việt Nam: - Quê hương (Tế Hanh - Ngắm trăng (Hồ Chí Minh). *Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm. * Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ. 2. Văn học trung đại: - Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) - Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) - Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn) * Nhận biết tên tác giả và tác phẩm. * Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc đoạn trích). II/ TIẾNG VIỆT - Câu nghi vấn. - Câu cầu khiến. - Câu cảm thán. - Cau trần thuật - Hành động nói * Nhận biết được đặc điểm hình thức và hiểu được chức năng của các kiểu câu; Hiểu, vận dụng được vai xã hội và vị trí giao tiếp khi tham gia hội thoại. III/ TẬP LÀM VĂN - Tạo lập văn bản nghị luận kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. * Biết cách trình bày luận điểm, tạo lập một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. * Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào văn nghị luận. ............HẾT..........
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2021-2022 Tên chủ đề Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I/ ĐỌC – Vận dụng HIỂU: - Hiểu được được những Ngữ liệu: - Nhận biết nội dung, giá trị khẳng Văn học tên những nghệ thuật định nền độc tác phẩm của các văn lập dân tộc Thơ Việt (đoạn trích) bản/ đoạn trong giai Nam tác giả.. trích đoạn hiện + Quê hương - Nhớ thuộc - Hiểu được nay. – Tế Hanh lòng bài thơ quan điểm, + Ngắm trăng – Hồ tư tưởng của Chí Minh tác giả. Biết Văn học liên hệ trung đại + Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi + Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp - Hịch tướng sĩ Số câu Số câu: 5 Số câu: 5 Số điểm Số điểm:4 Số điểm: 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ 40 % Tiếng Việt Nhận biết Hiểu được - Câu nghi được hình các kiểu vấn thức, chức hành động - Câu cầu năng của các nói khiến kiểu câu - Câu cảm
  3. thán - Hội thoại Số câu Số câu: 2 Số câu: Số điểm Số điểm: 1 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ 10 % Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % II/ TẠO Tạo lập một LẬP VĂN văn bản nghị BẢN: luận kết hợp Nghị luận miêu tả, tự kết hợp tự sự và biểu sự, miêu tả cảm. và biểu cảm Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm:5 Số điểm: 5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 50 % Tỉ lệ 60 % Tổng số câu Tổng số câu: 7 Tổng số Tổng Tổng số điểm Tổng số điểm: 5 câu:1 số câu: Tỉ lệ % Tỉ lệ 50 % Tổng số 8 điểm: 5 Tổng Tỉ lệ: số 50% điểm: 10 Tỉ lệ 100%
  4. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021- 2022 ----------------- Môn: Ngữ Văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian: 90 phút không kể phát đề) I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất đối với những câu hỏi sau đây: Câu 1: Bài thơ Quê hương là của tác giả nào? a/ Giang Nam b/ Hồ Chí Minh c/ Tế Hanh d/ Tố Hữu Câu 2: Văn bản Nước Đại Việt ta được viết bằng thể văn gì? a/ Hịch b/ Chiếu c/ Tấu d/ Cáo Câu 3: Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ tội ác của bọn giặc, đồng thời bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Tác dụng của việc làm này là gì? a/ Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. b/ Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước. c/ Khích lệ lòng trung quân ái quốc d/ Khích lệ lòng tự trọng, liêm sĩ khi nhận rõ đúng sai Câu 4: Các phép học của Nguyễn Thiếp đề xuất là gì? a/ Học tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. b/ Học rộng rồi tóm lược cho gọn. c/ Học phải đi đôi với hành, theo điều học mà làm. d/ Cả ba đáp án trên Câu 5: Câu : “ Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. ” thuộc kiểu hành động nói nào? a/ Hành động nói trình bày b/ Hành động nói điều khiển c/ Hành động nói bộc lộ cảm xúc d/ Hành động nói hứa hẹn Câu 6: Câu: “ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì? a/ Câu nghi vấn
  5. b/ Câu cầu khiến c/ Câu cảm thán d/ Câu trần thuật II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Trong văn bản Nước Đại việt ta, Nguyễn Trãi dựa vào những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt? Câu 2: Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. -----Hết-----
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 a d b d b c II.Tự luận (5,0 điểm) Nội dung Điểm
  7. Câu 1: Trong văn bản Nước Đại việt ta, Nguyễn Trãi dựa vào những cơ sở 2,0 nào để khẳng định nền độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt? Nguyễn Trãi khẳng định nền đọc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt dựa trên năm yếu tố: lãnh thổ riêng, nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, chế đọ riêng, lịch sử phát triển riêng. Câu 2: Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về 5,0 mối quan hệ giữa “học” và “hành Yêu cầu chung: - Học sinh biết vận dụng văn nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Viết bài văn theo bố cục 3 phần theo yêu cầu.
  8. 1.Mở bài Đặt vấn đề: mối quan hệ giữa học và hành.(khuyến khích sự sáng tạo trong 1,0 phần mở bài của học sinh)
  9. 2. Thân bài Giải thích học là gì? Hành là gì? 1,0 Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,…. Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,…. Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội. Hành là gì? Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. → Tại sao học phải đi đôi với hành? Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian. Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao. Lợi ích của “ học đi đôi với hành” 1,0 Hiệu quả trong học tập Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả Học sẽ không bị nhàm chán 1,0 Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành” Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn Nêu cách học của mình Thường xuyên vận dụng cách học này Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
  10. 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về vấn đề 1,0 Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành” Đáp án chỉ mang tính gợi ý, quý cô có thể chấm dựa trên sự sáng tạo của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2