intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Châu Đức" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ CƯƠNG MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 1. Văn học * Gồm những bài sau: - Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm - Viếng lăng Bác- Viễn Phương - Sang thu- Hữu Thỉnh Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm . Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích (văn bản thơ). Hiểu được ý nghĩa các văn bản. 2. Tiếng Việt * Gồm những nội dung sau: - Khởi ngữ - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Các biện pháp tu từ. - Các thành phần biệt lập Nắm vững khái niệm. Xác định được các thành phần biệt lập khởi ngữ, các phép liên kết trong đoạn văn, thơ 3. Tập làm văn - Nghị luận xã hội Xác định yêu cầu của đề, nội dung vấn đề nghị luận, nắm vững kỹ năng làm văn để viết một đoạn văn ngắn về một tư tưởng đạo lí, hoặc một hiện tượng đời sống. * Ngữ liệu: các văn bản ngoài SGK-Chương trình - Nghị luận văn học Truyện ngắn Việt Nam hiện đại (Sgk Ngữ văn 9, tập 1). Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện. …………………………..HẾT……………………………
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 I. Phần Đọc - hiểu văn bản 1. Văn học Kiến thức cần đạt - Nhớ được tên tác giả, tác phẩm của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 HKII.Nhận biết nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản. Kĩ năng cần đạt - Đọc - hiểu một đoạn trích cụ thể. 2. Tiếng Việt Kiến thức cần đạt: -Nắm vững các thành phần biệt lập, khởi ngữ, phép liên kết câu, các biện pháp tu từ trong văn bản. Kĩ năng cần đạt -Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện các thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập; các phép liên kết câu, các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ. II. Phần Tạo lập văn bản:Gồm có Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Kiến thức cần đạt: - Nghị luận xã hội : Trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí hoặc một sự việc, hiện tượng đời sống gần gũi với học sinh. - Nghị luận văn học: Cảm nhận hoặc phân tích tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Kĩ năng cần đạt - Biết triển khai các kỹ năng trong làm văn nghị luận xã hội. - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trên cơ sở tổ chức, triển khai các luận điểm phù hợp. • III. Hình thức và thời gian kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: Tự luận, số câu: 5. - Thời gian làm bài: 90 phút. IV. Thiết lập ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu VB - Ngữ liệu: văn - Nêu -Hiểu được bản nhật dụng, văn phương vai trò, tác bản văn học thức biểu dụng của các đạt. phép liên kết; -Nhận diện các biện pháp các phép tu từ. liên kết -Hiểu được ý câu; biện nghĩa của từ pháp tu từ; ngữ, hình ảnh
  3. các thành xuất hiện,… phần biệt trong văn lập bản. -Hiểu được nội dung, ý nghĩa, chủ đề của văn bản; Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II.Tạo lập văn bản Nghị luận xã hội Viết 01 đoạn văn: Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nghị luận văn học Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết bài văn cảm nhận, phân tích một nhân vật trong truyện. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số câu/số 1 2 1 1 5 điểm toàn bài 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % điểm toàn 10% 20% 20% 50% 100% bài
  4. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022-2023 Môn Ngữ Văn 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về ( Sách Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2: a.Tìm thành phần biệt lập: gọi tên và chỉ rõ từ ngữ của thành phần biệt lập đó. b. Xác định và nêu tác dụng phép tu từ có trong đoạn thơ. Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là gì? II. VIẾT (7,0 điểm) Câu 1.( 2.0 điểm) “Lời khen giống như mặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng tỏa sáng.” ( “Đời ngắn đừng ngủ dài”- Robin Sharma) Từ cách hiểu của em về ý kiến trên, hãy viết một đoạn văn về vai trò của lời khen trong cuộc sống. Câu 2. ( 5.0 điểm) Câu 2. ( 5.0 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?". Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. --- Hết---
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC 2022-2023 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU 1 -Đoạn thơ trích trong tác 0.25 phẩm Sang thu 0.25 0.25 -Tác giả là Hữu Thỉnh 0.5 - Biểu cảm 2 a.Thành phần biệt lập tình 0.25 thái 0.25 Hình như 0.25 b. Nêu được phép nhân hóa 0.25 Chỉ ra được tác dụng 3 Nêu đúng nội dung của khổ 1.0 thơ II. TẠO LẬP VĂN BẢN 1 Hình thức: Đúng kiểu bài, đúng cấu trúc đoạn văn, mạch lạc. Mở đoạn: Nêu được vấn đề 0.25 cần NL: vai trò của lời khen trong cuộc sống. Thân đoạn a) Giải thích 0.5 - Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. - Mặt trời: tỏa ra ánh sáng tươi vui, ấm áp cho vạn vật, mang lại sự sống cho muôn loài. 0.5 - Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của lời khen trong cuộc sống - giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn. b) Vai trò của lời khen trong cuộc sống - Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.
  6. - Tăng sự hưng phấn, tiếp 0.5 thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa. - Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn. - Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và 0.25 ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. => Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. c) Bàn luận - Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại. - Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cần cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sự cố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua. - Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn. Kết đoạn - Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời
  7. khen thật, đâu là những lời sáo rỗng. - Liên hệ bản thân. 2 Hình thức: đúng kiểu bài NLVH; diễn đạt mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc. Mở bài 0.5 - Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. - Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”. - Đoạn trích: Nằm ở phần cuối tác phẩm, là cuộc trò chuyện giữa thanh niên và ông họa sĩ, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Thân bài * Vài nét về nhân vật anh 0.5 thanh niên: - Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết. -Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để 2.5 được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc. * Vẻ đẹp của nhân vật anh
  8. thanh niên trong đoạn trích: - Say mê, nhiệt huyết với công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Đó là lời tâm sự của anh thanh niên khi nói chuyện với ông họa sĩ. Anh thấy công việc của mình có ích. Niềm say mê, tự giác, yêu nghề thể hiện trong cuộc sống thường ngày, qua lời kể say mê của anh với cô kĩ sư và ông họa sĩ. 0.5 - Luôn khát khao hòa hợp, giao lưu với mọi người. Anh thanh niên cống hiến hết mình vì “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. Anh ý thức công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí dưới xuôi. 0.5 =>Luôn biết sống vì cộng đồng, ý thức sâu sắc mình là một cá nhân trong xã hội, đóng góp của mình là một phần nhỏ bé cho sự phát triển chung của bao nhiêu công việc lớn lao hơn. Anh thanh niên là một người khiên tốn, thành thực, đáng khâm phục. 0.5 - Thái độ chân thành, cởi mở. Anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư chân tình, như những người bạn lâu năm. 0.5 - Anh rất ham đọc sách; Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách. Sách không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy -> Anh rất ham học hỏi, ham hiểu biết. 0.5 * Nhận xét: 1.0 Bằng cách kể chuyện tự
  9. nhiên, chân thực, bằng sự đan xen giữa tự sự và miêu tả, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp của anh 0.5 thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ - Tình cảm của người viết: yêu mến, trân trọng, tự hào, ý thức về hành động để xứng đáng với những gì các thế hệ cha anh đã cống hiến. - Rút ra bài học về sự sống hiến, hi sinh thầm lặng. Lưu ý: HS có thể trình bày theo cách khác. Song cần đảm bảo các ý trên. GV trân trọng những bài làm sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2