intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Song Mai, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Song Mai, Bắc Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Song Mai, Bắc Giang

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SONG MAI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH LỚP 9 Mã đề: Si901 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là nơi A. tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. ở của sinh vật. C. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. kiếm ăn, làm tổ của sinh vật. Câu 2: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Ở điểm cực thuận. D. Từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên. Câu 3: Căn cứ vào nhu cầu về ánh sáng, người ta chia thực vật làm hai nhóm là A. nhóm kị sáng và nhóm kị tối. B. nhóm ưa sáng và nhóm ưa tối. C. nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng. D. nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn. Câu 4: Những lớp động vật sau đây thuộc nhóm động vật hằng nhiệt là A. chim, thú, bò sát. B. cá, chim, thú. C. chim, bò sát, lưỡng cư. D. chim và thú. Câu 5: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các mối quan hệ A. cạnh tranh và đối địch. B. hỗ trợ và cạnh tranh. C. hỗ trợ và đối địch. D. cạnh tranh và hợp tác. Câu 6: Quan hệ nào dưới đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài? A. lúa và cỏ dại. B. hổ và nai. C. nấm với tảo trong cơ thể địa y. D. ve, bét bám trên da trâu bò. Câu 7: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm? A. Ếch, ốc sên, giun đất. B. Ếch, lạc đà, giun đất. C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà. D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất. Câu 8: Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng? A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau. B. Có cùng một giới tính, ngoại hình giống nhau. C. Ngoại hình không giống nhau. D. Có cùng một giới tính, ngoại hình khác nhau. Câu 9: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến A. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính . B. đa bội xảy ra trên cặp NST thường. C. dị bội xảy ra trên cặp NST thường. D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính. Câu 10: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng A. thiếu 1 NST giới tính X. B. thiếu 1 NST số 21. C. thừa 1 NST giới tính X. D. thừa 1 NST số 21. Câu 11: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là A. bệnh máu không đông và bệnh Đao. B. bệnh Đao và bệnh Bạch tạng. C. bệnh máu khó đông và bệnh Bạch tạng. D. bệnh Tơcnơ và bệnh Đao. Câu 12: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là A. di truyền y học tư vấn. B. di truyền. C. giải phẫu học. D. di truyền và sinh lí học.
  2. Câu 13: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? A. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt. B. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng. C. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao). D. Vi phạm chính sách dân số. Câu 14: Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật: A. Gồm các sinh vật cùng loài. B. Cùng sống trong khoảng không gian nhất định. C. Gồm các sinh vật khác loài. D. Các sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Câu 15: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật dị dưỡng. D. sinh vật sản xuất. Câu 16: Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 17: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. nguồn gốc. B. dinh dưỡng. C. cạnh tranh. D. hợp tác. Câu 18: Tập hợp sau đây không phải là quần xã sinh vật là: A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. Câu 19: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây A. thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. B. thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 20: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ dưới đây: A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn. B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng. C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn. D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 21. (2,5 điểm): Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người. a. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái. b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên. Câu 22: (2,0 điểm): a. Thế nào là quần thể sinh vật? Hãy lấy 1 ví dụ về quần thể sinh vật, 1 ví dụ về 1 tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật và giải thích rõ tại sao tập hợp đó không phải là quần thể sinh vật? b. Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của chuột đồng: Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Hãy vẽ tháp tuổi của loài chuột đồng và cho biết tháp đó thuộc dạng gì? Câu 23. (0,5 điểm): Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. ------------------------------Hết---------------------------------
  3. UBND THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SONG MAI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH LỚP 9 Mã đề: Si902 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các mối quan hệ A. hỗ trợ và cạnh tranh. B. cạnh tranh và đối địch. C. hỗ trợ và đối địch. D. cạnh tranh và hợp tác. Câu 2: Môi trường sống của sinh vật là nơi A. tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. C. ở của sinh vật. D. kiếm ăn, làm tổ của sinh vật. Câu 3: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên. D. Ở điểm cực thuận. Câu 4: Căn cứ vào nhu cầu về ánh sáng, người ta chia thực vật làm hai nhóm là A. nhóm kị sáng và nhóm kị tối. B. nhóm ưa sáng và nhóm ưa tối. C. nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng. D. nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn. Câu 5: Những lớp động vật sau đây thuộc nhóm động vật hằng nhiệt là A. chim, thú, bò sát. B. cá, chim, thú. C. chim, bò sát, lưỡng cư. D. chim và thú. Câu 6: Ở loài chim trĩ, số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản là 75 con/ha, nhóm tuổi sinh sản là 25 con/ha, nhóm tuổi sau sinh sản là 5 con/ha. Chim trĩ có dạng tháp tuổi là A. dạng ổn định. B. dạng phát triển. C. dạng giảm sút. D. dạng chậm phát triển. Câu 7: Quan hệ nào dưới đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài? A. Hổ và nai. B. Nấm với tảo trong cơ thể địa y. C. Lúa và cỏ dại. D. Ve, bét bám trên da trâu bò. Câu 8: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm? A. Ếch, ốc sên, giun đất. B. Ếch, lạc đà, giun đất. C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà. D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất. Câu 9: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến A. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính. B. dị bội xảy ra trên cặp NST thường. C. đa bội xảy ra trên cặp NST thường. D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính. Câu 10: Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng? A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau. B. Ngoại hình không giống nhau. C. Có cùng một giới tính, ngoại hình khác nhau. D. Có cùng một giới tính, ngoại hình giống nhau. Câu 11: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng A. thiếu 1 NST số 21. B. thiếu 1 NST giới tính X. C. thừa 1 NST giới tính X. D. thừa 1 NST số 21. Câu 12: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là A. bệnh máu không đông và bệnh Đao. B. bệnh Đao và bệnh Bạch tạng. C. bệnh Tơcnơ và bệnh Đao. D. bệnh máu khó đông và bệnh Bạch tạng.
  4. Câu 13: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là A. di truyền. B. di truyền y học tư vấn. C. giải phẫu học. D. di truyền và sinh lí học. Câu 14: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? A. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt. B. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng. C. Vi phạm chính sách dân số. D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao). Câu 15: Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật: A. Gồm các sinh vật khác loài. B. Các sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. C. Gồm các sinh vật cùng loài. D. Cùng sống trong khoảng không gian nhất định. Câu 16: Các sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn. B. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn. C. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng. D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn. Câu 17: Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật phân giải. Câu 18: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. nguồn gốc. A. cạnh tranh. C. hợp tác. D. dinh dưỡng. Câu 19: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một đàn chuột đồng. B. Một khu rừng. C. Một hồ tự nhiên. D. Một ao cá. Câu 20: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu sau A. thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. B. thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật. C. thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 21. (2,5 điểm): Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người. a. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên. Câu 22. (2,0 điểm): a. Thế nào là quần thể sinh vật? Hãy lấy 1 ví dụ về quần thể sinh vật, 1 ví dụ về 1 tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật và giải thích rõ tại sao tập hợp đó không phải là quần thể sinh vật? b. Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của chuột đồng: Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Hãy vẽ tháp tuổi của loài chuột đồng và cho biết tháp đó thuộc dạng gì? Câu 23. (0,5 điểm): Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. ---------------------------Hết-------------------------------
  5. UBND THÀNH PHỐ BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIEMR TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SONG MAI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh 9 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm * Mã đề Si901 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C C C D B A A B C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C A C C D D B C C C * Mã đề Si902 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A B D C D B C A B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B D B D A A C D A D B. TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu Nội dung Điểm a. Sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái. - Nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, 0,75 21 ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. (2,5 - Nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây. 0,5 điểm) + Nhân tố con người: con người. 0,25 b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên. - Nhân tố vô sinh: là nhóm nhân tố không sống. 0,25 + Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.... 0,25 - Nhân tố hữu sinh: là nhóm nhân tố sống. Nhân tổ sinh thái hữu sinh được 0,25 phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. 0,25 +Ví dụ: động vật, thực vật, con người... 22 a) - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một 0,5 (2,0 khoảng không gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng điểm) sinh sản tạo thành thế hệ mới. 0,25 - HS lấy được ví dụ về quần thể Lấy được ví dụ về tập hợp không phải là quần thể và giải thích đúng. 0,25 b) - Học sinh vẽ được tháp tuổi của chuột đồng 1,0 và nhận xét được tháp này có dạng ổn định. (Mỗi ý cho 0,5 điểm). Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. 23
  6. (0,5 0,5 điểm) Trên đây là Hướng dẫn chấm bài, học sinh trả lời theo cách khác nhưng đúng bản chất vẫn cho điểm./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0