intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Tiên Cường, Tiên Lãng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Tiên Cường, Tiên Lãng” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Tiên Cường, Tiên Lãng

  1. UBND HUYỆN TIÊN LÃNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TIÊN CƯỜNG MÔN: Sinh học 9 - Năm học 2023-2024 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6 điểm): Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A.Nhân tố vô sinh B.Nhân tố hữu sinh C. Nhân tố con người D.Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng A. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. B. Cú mèo không thuộc nhóm động vật ưa tối. C. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm không ảnh hưởng tới hoạt động của các loài động vật. D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật không hoạt động vào ban ngày. Câu 3: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau A. Giun đất B. Thằn lằn C. Tắc kè D. Gấu Câu 4: Mùa đông ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do: A. ánh sáng yếu. B. thức ăn thiếu. C. Nhiệt độ thấp D. Di cư. Câu 5: Câu nào dưới đây là đúng? A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa B. Chuột sống ở sa mạc vào mùa hè có màu lông trắng C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển Câu 6: đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Mật độ B. độ đa dạng C. Tỉ lệ nhóm tuổi D. tỉ lệ tử vong. Câu 7: Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất? A. Cò và các loại cây bụi B. Con sâu C.Con hổ D.Con hươu Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể? A. Nhóm cá thể cùng loài , có lịch sử phát triển chung. B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời. C. Kiểu gen đặc trưng ổn định. D. Có khả năng sinh sản. Câu 9. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này kìm hãm số lượng cá thể của quần thể khác được gọi là hiện tượng A. hỗ trợ giữa các loài sinh vật. C. khống chế sinh học. B. cạnh tranh giữa các loài sinh vật. D. hội sinh giữa các loài Câu 10: Tâp hợp dưới đây không phải là quần thể sinh vật: A.Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi B. Các con sói trong một khu rừng C. Các con ong mật trong một vườn hoa D. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
  2. Câu 11: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. vi khuẩn và nấm là sinh vật sản xuất B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác D. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh vật tiêu thụ làm thức ăn Câu 12: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là: A. Gồm các sinh vật trong cùng một loài B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật C. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật D. Gồm các sinh vật khác loài Câu 13: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 14: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là A. Quan hệ về nơi ở. B. Quan hệ dinh dưỡng. C. Quan hệ hỗ trợ. D. Quan hệ đối địch Câu 15: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Nửa kí sinh. B. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: a. Rắn hổ mang sống ở rừng mưa nhiệt đới chịu tác động của các nhân tố: nhiệt độ, chuột, ánh sáng, độ ẩm, trăn, sâu bọ, lợn rừng, rắn nước, gió. Hãy xếp các nhân tố trên vào nhóm nhân tố sinh thái tương ứng. b. Cho các loài sau: cỏ, muỗi, xương rồng, ếch nhái, rêu, gấu, lúa, gà, cá sấu. Hãy xếp các sinh vật này vào nhóm sinh vật hằng nhiệt, biến nhiệt? Câu 2: Thế nào là quan hệ cộng sinh, hội sinh? Lấy ví dụ minh họa Câu 3: Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C đến 560C, cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 50C đến 420C. Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?Tại sao? Câu 4: Một hệ sinh thái có các loài như sau:cỏ, thỏ, hươu, sâu, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu . Hãy xây dựng 3 chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ các loài trên. Loài nào trong hệ sinh thái trên bị mất đi sẽ dẫn tới hậu quả lớn nhất? Tại sao? ========Hết========
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2