Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023
TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN VẬT LÝ - LỚP 10
Thời gian làm bài : 45 Phút;(Không kể thời gian giao đề)
(Đề có 2 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 201
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng có ích và năng lương hao phí.
B. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
C. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
Câu 2: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, tổng lực tác dụng lên vật
A. sinh công dương. B. không sinh công.
C. có sinh công. D. sinh công âm.
Câu 3: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
C. véctơ.
D. luôn có giá trị dương.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg, đang đứng yên ở độ cao 10m. Lấy gia tốc trọng trường là g =
9,8m/s2. Thế năng trọng trường của vật có giá trị là
A. 980J. B. 98J.
C. 1960J. D. 196J.
Câu 5: Đơn vị của mômen lực M = F. d là
A. m/s. B. kg. m . C. N. kg. D. N. m.
Câu 6: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng
trọng trường cùa một vật có khối lượng m đặt tại độ cao h là
A. Wt = mgh2. B. Wt = mgh. C. Wt = 0,5mgh2. D. Wt = 0,5mgh.
Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không cần dùng trong bài thực hành Tổng hợp lực hai lực đồng quy?
A. Lực kế. B. Dây chỉ bền.
C. Thước đo góc. D. Đồng hồ đo thời gian.
Câu 8: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ.
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về động năng và thế năng của vận động viên trong quá trình
nhảy xuống?
A. Động năng không đổi, thế năng giảm.
B. Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng tăng.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 9: Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do
A. vật đứng yên trên mặt sàn.
B. vật ở được treo ở độ cao h so với mặt đất.
C. vật đang chuyển động.
D. vật được gắn vào một đầu lò xo nằm ngang ở trạng thái cân bằng.
Câu 10: Công suất được xác định bằng
A. công thực hiện trên đơn vị độ dài.
Trang 1/2 - Mã đề 201
- B. giá trị công có khả năng thực hiện.
C. tích của công và thời gian thực hiện công.
D. công thực hiện trong đơn vị thời gian.
Câu 11: Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng
là đại lượng
A. luôn tăng. B. luôn giảm. C. tăng rồi giảm. D. không đổi.
Câu 12: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 70N lên độ cao
5m trong thời gian 10s?
A. 35W. B. 3,5W. C. 350W. D. 3,5kW.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây không vận dụng quy tắc momen lực?
A. Một người cầm càng xe cút kít nâng lên.
B. Một người cầm hòn gạch trên tay.
C. Một người dùng tay ép cuốn sách vào tường.
D. Một người dùng xà beng để đẩy một hòn đá.
Câu 14: kW.h là đơn vị của
A. lực. B. hiệu suất. C. công. D. công suất.
Câu 15: Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
B. năng lượng hao phí càng ít.
C. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
II. TỰ LUẬN (5,0 điêm)
Câu 1. Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn.
Câu 2.
a. Viết biểu thức tính công và giải thích các đại lượng.
b. Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc
30 0 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Bỏ qua lực cản. Tính công của lực
đó khi hòm trượt đi được 20m?
Câu 3. Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném lên theo phương thẳng đứng từ độ cao 15m so với
mặt đất với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2.
a. Xác định cơ năng của vật.
b. Xác định vị trí mà tại đó động năng của vật bằng hai lần thế năng và vận tốc của vật tại vị trí đó.
------ HẾT ------
Trang 2/2 - Mã đề 201