intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ II (2020­2021) Họ và tên HS:………………… Môn: Vật lý 6 Lớp: ………….. Thời gian: 45 phút ( không kể phát đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1. Ròng rọc A. cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. B. cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. C. động chỉ có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. D. động chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. Câu 2. Dùng ròng rọc động ta phải đứng ở A. dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật. C. trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật. Câu 3. Sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là A. khí, lỏng, rắn. B. rắn, khí, lỏng. C. lỏng, khí, rắn. D. khí, rắn, lỏng. Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Thể tích giảm.                                             B. Trọng lượng của vật giảm. C. Trọng lượng riêng của vật tăng.                  D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 5.  Hiện tượng nào sau đây sẽ  xảy ra khi hạ  nhiệt độ  một lượng chất lỏng từ  80 oC  xuống 30oC? A. Khối lượng của chất lỏng giảm.                  B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng giảm.                       D. Cả khối lượng và thể tích của chất lỏng   giảm. Câu 6. Băng phiến nóng chảy  ở  80oC. Nhiệt kế  nào dưới đây có thể  dùng để  đo nhiệt độ  của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế rượu có GHĐ từ ­20o C đến 50oC.          B. Nhiệt kế y tế có GHĐ từ 34o C đến 42oC. C. Nhiệt kế thủy ngân có GHĐ từ ­30o C đến 130oC.     D. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 7. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng A. chất rắn nở ra khi nóng lên.                                     B. chất rắn co lại khi lạnh đi. C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.         D. các chất rắn khác nhau, co dãn vì nhiệt khác nhau.
  2. Câu 8. Làm thế nào để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình 20.4 dịch chuyển  từ phải sang trái?  A. Đặt bình cầu vào nước nóng.  B. Đặt bình cầu vào nước lạnh.  C. Xoa tay vào nhau rồi áp vào bình cầu.  D. Đặt bình cầu gần ngọn lửa đèn cồn. Câu 9. Một bình cầu đựng nước đang ở  20oC, có gắn một  ống thủy tinh như  hình 19.3. Khi đặt bình vào một chậu đựng nước nóng thì mực nước trong ống   thủy tinh mới đầu A. hạ xuống một chút, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu. B. dâng lên một chút, sau đó hạ xuống bằng mức ban đầu. C. hạ xuống một chút, sau đó dâng lên bằng mức ban đầu.  D. dâng lên một chút, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu. Câu 10. Chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất? A. Rắn.               B. Khí.               C. Lỏng.                    D. Khí và lỏng. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 11. Em hãy cho biết tên của dụng cụ ở hình  bên? Dụng cụ này dùng để làm gì?  (1đ) Câu 12. Cho ví dụ khi vật bị co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn? (1đ) Câu 13.  Dụng cụ   ở  hình bên để  đo nhiệt độ  tăng, giảm  ở  ngoài   trời. a) Dụng cụ  này hoạt động chủ  yếu dựa trên sự  nở  vì nhiệt của   chất nào? (0,5đ) b) Làm thế  nào để  biết được nhiệt độ  ngoài trời đang tăng? Vì  sao? (0.5đ)
  3. Câu 14. Một quả  cầu bằng nhôm bị  kẹt trong một vòng bằng sắt. Để  tách quả  cầu ra khỏi vòng, một  học sinh đem hơn nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không? Tại   sao? (1đ) Câu 15.  Dùng hệ  thống ròng rọc hình 16.4 để  kéo vật có khối   lượng 60kg lên cao. a) Hệ thống này được lợi bao nhiêu lần về lực? (0,5đ) b) Tính lực kéo F của hệ thống ròng rọc này?    (0,5đ)                                                                       HẾT ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN VẬT LÝ 6 NĂM HỌC: 2020­2021 I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 hỏi
  4. Đáp án A C A D C C D B A B II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 11. Nhiệt kế rượu  hoặc nhiệt kế (0,5đ)     Dụng cụ này dùng để đo nhiệt độ. (0,5đ) Câu 12. (1đ)  Ví dụ minh họa. Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì thành ly trong nóng lên, nở ra trước gây ra lực lớn  tác dụng lên thành ly bên ngoài chưa nóng nên gây vỡ ly. (Mỗi ý 0,5đ) Câu 13. a) Dụng cụ này hoạt động chủ yếu dựa trên sự nở vì nhiệt của chất khí. (0,5đ) b) Nhìn vào mực nước trong ống thủy tinh tụt xuống thì nhiệt độ ngoài trời đang tăng lên  vì khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên làm không khí trong bình cầu nóng lên nở ra đẩy mực   nước trong ống thủy tinh tụt xuống. (Mỗi ý 0,5đ) Câu 14. (1đ) Bạn đó không tách được quả  cầu ra khỏi vòng. Vì khi hơ  nóng cả  quả  cầu  bằng nhôm và vòng bằng sắt, sự nở ra vì nhiệt của nhôm nhiều hơn sắt chỉ làm cho quả  cầu càng kẹp chặt vào vòng hơn mà thôi. (Mỗi ý 0,5đ) Câu 15.  a) Dùng hệ thống ròng rọc này được lợi 4 lần về lực.                (0,5đ) b) Lực kéo F của hệ thống ròng rọc     (0,5đ) * Lưu ý: Học sinh giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1