intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 136

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 136 tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 136

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN SINH HỌC ­ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:.............................................................. ...SBD:....................... Mã đề thi 136 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Năng suất kinh tế là: A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con  người của từng loài cây. B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa  các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người  của từng loài cây. D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các  cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 2: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn: A. Cacboxi hóa ­ khử ­ tái tạo chất nhận B. Oxy hóa chất hữu cơ và khử C. Đường phân và hô hấp hiếu khí D. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep Câu 3: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị  trộn lẫn chất thải. II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng  III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ  học, hóa học, hấp thụ thức ăn  IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được  hấp thụ vào máu. A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III Câu 4: Cân bằng nội môi là: A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.        B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.           D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. Câu 5: Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng nhưng chúng cũng không thường  xảy ra vào ban đêm. Tại sao? A. Về đêm cây không thế sản xuất được nước cần thiết cho chu trình Calvin. B. Chu trình Calvin phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng. C. Trời quá lạnh về đêm để các phản ứng này diễn ra D. Nồng độ CO2 giảm về đêm Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm. II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu. III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây A. III, IV B. III C. I, III D. II Câu 7: Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là: A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi  xenlulôzơ bên trong thành tế bào. D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào. Câu 8: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường. B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. C. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... D. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng. Câu 9: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 136
  2. A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. Câu 10: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào? A. Gan à Insulin à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm. B. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan à tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm. C. Gan à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm. D. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm. Câu 11: Sự pha máu ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) được giải thích như thế nào? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. C. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. D. Vì tim chỉ có 2 ngăn. Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi: A. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng. B. Nồng độ CO2 tăng. C. Huyết áp giảm. D. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 giảm. Câu 13: Phần lớn quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư được thực hiện qua A. da. B. phổi. C. ống khí. D. mang. Câu 14: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh B. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục. C. Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục. D. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 15: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh  hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 16: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là: A. lực đẩy (áp suất rễ). B. lực hút do thoát hơi nước ở lá. C. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ) D. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 17: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng. B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở. D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. Câu 18: Sắp xếp các vai trò của các nguyên tố tương ứng với từng nguyên tố: STT Tên nguyên tố Các vai trò 1 Nitơ  a. Tham gia cấu trúc Prôtêin, axít nuclếic  2 Phốt pho  b. Là thành phần của Prôtêin  3 Canxi  c. Tham gia cấu trúc diệp lục, hoạt hoá enzin  4 Lưu huỳnh  d. Tham gia cấu trúc thành tế bào, màng, tế bào, hoạt hoá enzin  5 Magiê  e. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốt pholipít, côenzim A. 1­e, 2­a, 3­d, 4­b, 5­c.         B. 1­a, 2­e, 3­d, 4­c, 5­b.   C. 1­a, 2­e, 3­d, 4­b, 5­c. D. 1­a, 2­e, 3­c, 4­b, 5­d. Câu 19: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào? A. Chỉ có ở mục ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu và cá.               B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú. C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.                                           D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuộc, giun đốt và chân  đầu.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 136
  3. Câu 20: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở : A. Chỉ diễn ra ở dạ dày. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. D. Miệng, dạ dày, ruột non. Câu 21: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.         B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong          D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật?  Câu 2: (1,0 điểm)  Huyết áp là gì? Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? .......................HẾT......................                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 136
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2