SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề có 03 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Môn: SINH - LỚP 12<br />
Thời gian: 45 phút ( không tính thời gian giao đề)<br />
MÃ ĐỀ: S18<br />
<br />
Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm)<br />
Câu 1. Khi nói về sự tương tác giữa các gen không alen, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Các gen trong tế bào tương tác trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình.<br />
B. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau tương tác thì đời con có tỉ<br />
lệ phân ly kiểu gen giống quy luật phân ly độc lập.<br />
C. Khi số lượng gen tương tác cộng gộp tăng lên thì số lượng các kiểu hình sẽ tăng lên.<br />
D. Tương tác kiểu bổ sung và kiểu cộng gộp làm tăng cường xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con.<br />
Câu 2. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả<br />
đỏ, alen b quy định qủa trắng. Các gen di truyền độc lập và trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép<br />
lai: AaBb x aaBb cho tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ là<br />
A. 3/8<br />
B. 1/16<br />
C. 1/8<br />
D. 3/16<br />
Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là<br />
A. các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì phân li cùng nhau trong quá<br />
trình giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.<br />
B. các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ<br />
hợp ngẫu nhiên trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.<br />
C. các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì phân li độc lập và tổ hợp<br />
ngẫu nhiên trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.<br />
D. các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì phân li cùng nhau<br />
trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.<br />
Câu 4. Cá thể có kiểu gen<br />
<br />
tiến hành giảm phân bình thường, khoảng cách tương đối giữa 2 cặp<br />
<br />
gen Aa và Bb trên cặp nhiễm sắc thể là 20cM. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra<br />
từ cơ thể trên là<br />
A. 50%<br />
B. 20%<br />
C. 40%<br />
D. 10%<br />
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung quy luật phân li của Menđen?<br />
A. Các alen của bố và mẹ tồn tại chung trong một tế bào thì có sự hòa trộn nhau.<br />
B. Các thành viên của một cặp alen có hiện tượng phân li cùng nhau trong quá trình tạo giao tử.<br />
C. Mỗi tính trạng do một alen qui định và có nguồn gốc từ bố.<br />
D. Khi hình thành giao tử các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.<br />
Câu 6. Trong di truyền qua tế bào chất, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ là do<br />
A. gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể giới tính X.<br />
B. hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ.<br />
C. hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ.<br />
D. gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể giới tính Y.<br />
Câu 7. Trong các thành tựu tạo giống cây trồng và vật nuôi sau đây, có bao nhiêu thành tựu của<br />
ứng dụng công nghệ gen?<br />
(1) Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.<br />
(2) Giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.<br />
(3) Giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.<br />
(4) Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.<br />
(5) Giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.<br />
A. 5.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Trang 1 - Mã đề S18<br />
<br />
Câu 8. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh có ý nghĩa nào sau đây?<br />
A. Cân bằng giới tính trong quần thể người.<br />
B. Hạn chế sinh ra những con người có bệnh, tật di truyền.<br />
C. Chữa các bệnh di truyền cho con người.<br />
D. Giảm tốc độ gia tăng dân số.<br />
Câu 9. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Ôpêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra ở cả hai<br />
trường hợp, khi môi trường tế bào có lactôzơ và không có lactôzơ?<br />
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.<br />
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.<br />
C. ARN polimeraza liên kết với vùng vận hành của operon Lac và tiến hành phiên mã.<br />
D. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.<br />
Câu 10. Khi nói về cơ chế phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 3' → 5'.<br />
B. Quá trình tổng hợp ARN tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
C. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.<br />
D. Enzim ADN polymeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có<br />
chiều 3' → 5' để làm khuôn mẫu tổng hợp ARN.<br />
Câu 11. Cho các bước trong quy trình tạo giống mới, quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc<br />
tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?<br />
I. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.<br />
II. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.<br />
III. Tạo dòng thuần chủng.<br />
A. II → I → III.<br />
B. II → III → I.<br />
C. I → III → II.<br />
D. III → II → I.<br />
Sử dụng plasmit làm thể truyền để chuyển gen tổng hợp insulin từ tế bào người sang tế bào<br />
Câu 12.<br />
vi khuẩn E.coli. Các thành phần của ADN tái tổ hợp được tạo ra trong trường hợp này là<br />
A. tế bào vi khuẩn E.coli và tế bào người.<br />
B. ADN plasmit và gen tổng hợp insulin của người.<br />
C. ADN plasmit và tế bào vi khuẩn E.coli.<br />
D. ADN plasmit và ADN của tế bào người.<br />
Câu 13. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật có 2n = 24. Trong một tế bào sinh dưỡng<br />
của thể đột biến ở loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến trên thuộc loại nào<br />
sau đây?<br />
A. Thể ba nhiễm.<br />
B. Thể không nhiễm. C. Thể bốn nhiễm.<br />
D. Thể một nhiễm.<br />
Câu 14. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân<br />
thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp<br />
gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây X) lai với<br />
cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 240 cây thân cao, chín sớm; 239 cây thân thấp, chín<br />
muộn; 60 cây thân cao, chín muộn; 59 cây thân thấp, chín sớm. Biết rằng không có đột biến xảy ra,<br />
sức sống của các giao tử và hợp tử ngang nhau, tần số hoán vị gen của cây X là<br />
A. 40%.<br />
B. 30%.<br />
C. 10%.<br />
D. 20%.<br />
Câu 15. Tính trạng do gen lặn quy định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương<br />
đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y thì<br />
A. chỉ biểu hiện ở giới XY.<br />
B. chỉ biểu hiện ở giới XX.<br />
C. dễ biểu hiện ở giới XX.<br />
D. dễ biểu hiện ở giới XY.<br />
Câu 16. Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Mã di truyền là mã bộ ba.<br />
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.<br />
Mã di truyền có tính đặc trưng cho từng loài. D. Mã di truyền có tính thoái hoá.<br />
C.<br />
Câu 17. Người mắc hội chứng Đao, trong tế bào sinh dưỡng có<br />
A. 3 nhiễm sắc thể số 18.<br />
B. 3 nhiễm sắc thể số 13.<br />
C. 3 nhiễm sắc thể số 21.<br />
D. nhiễm sắc thể số 21 bị mất đoạn.<br />
Trang 2 - Mã đề S18<br />
<br />
Câu 18. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn có đường<br />
kính 30nm là<br />
A. sợi cơ bản.<br />
B. cromatit.<br />
C. sợi nhiễm sắc.<br />
D. sợi siêu xoắn.<br />
Câu 19. Giả sử một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEF.GH. Đột biến<br />
làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là ABEDCF.GH. Đột biến trên thuộc dạng đột biến<br />
A. lặp đoạn nhiễm sắc thể.<br />
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể.<br />
C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.<br />
D. mất đoạn nhiễm sắc thể.<br />
Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào?<br />
A. Công nghệ lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra giống pomato từ cà chua và khoai tây.<br />
B. Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh, sau đó xử lý đột biến gây lưỡng bội hóa các dòng<br />
đơn bội tạo được các dòng thuần lưỡng bội.<br />
C. Nuôi cấy mô thực vật luôn tạo ra quần thể cây trồng thuần chủng.<br />
D. Cấy truyền phôi ở động vật có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.<br />
Câu 21. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng<br />
cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội<br />
trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết<br />
tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là<br />
A. 3 đỏ: 1 vàng<br />
B. 1 đỏ: 1 vàng<br />
C. 35 đỏ: 1 vàng<br />
D. 11 đỏ: 1 vàng<br />
Câu 22. Ở một loài thực vật, sự có mặt của hai loại alen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định<br />
hoa đỏ, các tổ hợp gen khác (kiểu gen chỉ có một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng<br />
hợp lặn) sẽ cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Cho<br />
các cây hoa đỏ dị hợp tất cả các cặp gen tự thụ phấn, theo lý thuyết tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con là<br />
A. 9:3:3:1<br />
B. 9:7<br />
C. 3:1<br />
D. 1:1<br />
Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
Câu 23.<br />
A. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.<br />
B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.<br />
C. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.<br />
D. Mức phản ứng chính là sự mềm dẻo về kiểu hình.<br />
Câu 24. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến<br />
mất 1 cặp nuclêôtit và làm giảm 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại<br />
nuclêôtit của gen sau đột biến là<br />
A. A = T = 600; G = X = 899<br />
B. A = T = 599; G = X = 900<br />
C. A = T = 900; G = X = 599<br />
D. A = T = 600 ; G = X = 900<br />
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (2 điểm)<br />
Câu 1: (1 điểm)<br />
a. Nêu nội dung giả thuyết siêu trội để giải thích cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?<br />
b. Theo giả thuyết siêu trội, vì sao không nên dùng con lai F1 có ưu thế lai cao để làm giống?<br />
Câu 2: (1 điểm)<br />
a. Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc ở thế hệ xuất phát có 100% Aa. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu<br />
gen aa ở thế hệ F3 là bao nhiêu ?<br />
b. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền như sau : P. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa.<br />
- Tính tần số alen A và a trong quần thể.<br />
- Quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Vì sao ?<br />
-------------- HẾT-------------<br />
<br />
Trang 3 - Mã đề S18<br />
<br />