intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 145

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 145 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 145

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao   ĐỀ CHÍNH THỨC đề) Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi 145 I. Trắc nghiệm ( 8,0 điểm) Câu 1: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi­Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Các cá thể giao phối tự do D. Không có chọn lọc tự nhiên. Câu 2: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta   sử dụng phương pháp A. lai tế bào. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền. D. chọn lọc cá thể. Câu 3:  Ở đậu Hà Lan có bộ nST 2n = 14. tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm   thấy ở A. thể một hoặc thể bốn kép      B. thể một hoặc thể ba      C. thể bốn hoặc thể ba kép     D. thể ba Câu 4: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Câu 5: Đối với các loài vi khuẩn, phương pháp thường dùng để  phân lập các dòng mang thể  đột biến mong   muốn sau khi gây đột biến là: A. Nuôi chúng trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng B. Nuôi chúng trong môi trường giống môi trường tự nhiên C. Nuôi chúng trong môi trường giống như môi trường trước khi gây đột biến D. Nuôi chúng trong môi trường khuyết dưỡng Câu 6: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.              IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. III → II → I. B. I  → III → II. C. III → II → IV. D. II → III → IV. Câu 7: Khi khảo sát về hệ nhóm máu O, A, B của một quần thể gồm 14500 người, trong đó có 3480 người có   nhóm máu A, 5075 người nhóm máu B, 5800 người nhóm máu AB, có 145 người nhóm máu O. Thành phần kiểu   gen của quần thể là: A. 0,16 IAIA : 0,08 IAIo : 0,25 IBIB : 0,10 IBIo : 0,40 IAIB : 0,01 IoIo B. 0,25 IAIA : 0,20 IAIo : 0,09 IBIB : 0,12 IBIo : 0,30 IAIB : 0,04 IoIo C. 0,09 IAIA : 0,12 IAIo : 0,25 IBIB : 0,20 IBIo : 0,30 IAIB : 0,04 IoIo D. 0,25 IAIA : 0,10 IAIo : 0,16 IBIB : 0,08 IBIo : 0,40 IAIB : 0,01 IoIo Câu 8: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. B. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. C. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. D. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp. Câu 9: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ A. Gen →  Prôtêin →ARN → Tính trạng B. Gen →ARN → Tính trạng →  Prôtêin C. Gen →Tính trạng → ARN → Prôtêin D. Gen →ARN →  Prôtêin →  Tính trạng Câu 10: Mô tả nào sau đây về nhiễm sắc thể ( NST) giới tính là dúng A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm có một cặp khác nhau ở hai giới B. NST giới  tính chỉ gồm một cặp đồng dạng, giống nhau ở hai giới C. Cặp NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 145
  2. D. Ở động vật, con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang cặp NST giới tính XY Câu 11: Những điểm khác nhau giữa ADN và ARN là (1) Số lượng mạch, số lượng đơn phân                          (2) Cấu trúc của 1 đơn phân (3) Liên kết hóa trị giữa axit phôtphoric với đường       (4) Nguyên tắc bổ sung giữa accs cặp bazơ nitơ A. (1), (3) và (4) B. (1), (2) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (3) Câu 12: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,36AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. Tần số tương đối các alen A và a   của quần thể là: A. A: a = 0,4 : 0,6 B. A: a = 0,6 : 0,4 C. A: a = 0,8 : 0,2 D. A: a = 0,2 : 0,8 Câu 13: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản? A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.   B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ  nhân. C. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai D. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. Câu 14: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M) nhờ vào đặc điểm (N)   của chúng. (M) và (N) lần lượt là: A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản. B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh. C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản. D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh. Câu 15: Quy luật phân ly của Men Đen không nghiệm đúng trong trường hợp A. số lượng cá thể thu được của phép lai đủ lớn B. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn C. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường Câu 16:  Ở  ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để  hình thành chiều   cao cây. cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có   chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F2 là bao nhiêu? A. 1/4 B. 1/64 C. 1/16 D. 1/32 Câu 17: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1  của  gen  có  200 nuclêôtit  loại  T  và  số  nuclêôtit  loại  X  chiếm  15%  tổng số  nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu  phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.           II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.             IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 18: Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh Đao do có ba nhiễm sắc thể thứ A. 19. B. 13. C. 21. D. 15. Câu 19: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) B. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) D. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 20: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền A. thẳng theo bố. B. chéo giới. C. theo dòng mẹ. D. độc lập với giới tính. 1 2 Câu 21: Khi lai giữa cây quả tròn, ngọt với quả bầu, chua thu được F  100% cây quả tròn, ngọt. F  phân ly 66%  cây quả tròn, ngọt: 9% cây quả  tròn , chua: 9% cây quả  bầu, ngọt: 16% cây quả  bầu, chua. Biết mỗi gen quy   1 định 1 tính trạng. Tỷ lệ giao tử của F  là: A. AB= ab= 10%;  Ab= aB= 40% B. AB = Ab = aB = ab =  1/4 C. AB= ab= 40%;  Ab= aB= 10% D. AB= Ab= 40%;  aB= ab= 10% Câu 22: Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen? A. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen.               B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.   D. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 145
  3. Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao D. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng Câu 24: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. kiểu hình của quần thể. B. thành phần kiểu gen của quần thể C. vốn gen của quần thể. D. kiểu gen của quần thể. II. Tự luận (8 điểm ) Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:   ♀AaBbCcDdEe  x ♂AaBbccDdee Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/2 ­ Mã đề thi 145
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1