intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 209

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

67
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 209 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 209

  1.  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017­2018            TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ                            MÔN: VẬT LÍ 11                   Thời gian làm bài: 60 phút                 (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy  gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động  E  = 2V và điện trở trong r = 1 .  Suất điện động và diện trở trong của bộ nguồn là A. 4V, 1,5Ω. B. 1V, 2Ω. C. 6V, 1,5Ω. D. 4V, 0,5Ω. Câu 2: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của A. các electron theo chiều điện trường. B. các ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường. C. các ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường. D. các ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường. Câu 3: Công của nguồn điện khi tạo thành dòng điện có cường độ  I chạy trong toàn mạch sau một   khoảng thời gian t được tính theo công thức nào sau đây: A.  Ang = It. B.  Ang =EI . C.  Ang =EIt. D.  Ang = RIt. Câu 4: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện động 5V và điện trở trong 1Ω. Suất điện  động và điện trở trong của bộ nguồn là 1 1 A. 5V và  Ω. B. 15V và  Ω. C. 15V và 3Ω. D. 5V và 3Ω. 3 3 Câu 5: Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn? A. Ed. B. qE.  `C. qEd. D. Fs. Câu 6: Độ lớn của lực tương tác Cu­lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí: A. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. B. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng. C. Tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó. D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Câu 7: Có ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động  E và điện trở trong r. Suất điện động và điện  trở trong của bộ pin ghép song song là A. 3E và 3r. B. E và r/2. C. 2E và 3r/2. D. E và r/3. Câu 8:  Một êlectrôn chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ  điện  trường     E = 100V/m. Vận tốc ban đầu của êlectrôn bằng 300km/s. Cho m e  = 9,1.10­31kg. Êlectrôn  chuyển động được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không? A. 27,6.10­4m. B. 29,6.10­4m. C. 22,6.10­4m. D. 25,6.10­4m. Câu 9: Điện năng (kW.h) cần để tinh chế được 10kg đồng bằng phương pháp điện phân là bao nhiêu?   Biết hiệu điện thế ở hai đầu bình điện phân là 4V. Cho A = 63,5kg/mol, n = 2, F = 9,65.107C/mol. A. 33,77kW.h. B. 30,77kW.h. C. 36,77kW.h. D. 39,77kW.h. Câu 10: Công của lực lạ làm di chuyển một lượng điện tích q = 1,5C trong nguồn điện từ cực âm đến  cực dương của nó là 18J. Suất điện động của nguồn đó là: A. 1,2V. B. 12V. C. 2,7V. D. 27V.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 209
  2.  Câu 11: Véctơ cường độ điện trường  E do một điện tích điểm Q > 0 gây ra tại điểm đặt điện tích thử  q A. tại mọi điểm trong điện trường độ lớn E là hằng số. B. luôn hướng xa Q. C. luôn hướng về Q. D. tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn E thay đổi theo thời gian. Câu 12: Điốt chỉnh lưu bán dẫn A. có lớp tiếp xúc p–n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ n sang p. B. cho dòng điện chạy qua theo cả hai chiều đều tốt. C. nối cực dương của nguồn với n, cực âm nguồn với p, thì cho dòng điện thuận. D. có lớp tiếp xúc p–n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ p sang n. Câu 13: Trong hệ đơn vị SI, đơn vị điện dung của tụ điện là A. Cu – lông (C). B. Ôm ( ). C. Henry (H). D. Fara (F). Câu 14: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do: A. Phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa. B. Catốt bị nung nóng phát ra electron. C. Quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. D. Chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. Câu 15: Một nguồn điện có điện trở trong 0,2Ω được mắc nối tiếp với điện trở 2,4Ω thành mạch kín.  Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động của nguồn là A. 14V. B. 12V. C. 11V. D. 13V. Câu 16:  Đưa quả  cầu tích điện Q lại gần quả  cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo  ở  đầu một sợi chỉ  thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì A. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q. B. M tiếp tục bị hút dính vào Q. C. M bị đẩy lệch về phía bên kia. D. M rời Q về vị trí thẳng đứng. Câu 17: Suất điện động của bộ nguồn điện ghép nối tiếp được xác định theo công thức nào sau đây? A. Eb = nE. B. Eb = E. C. Eb = E1 ­ E2 ­...­ En. D. Eb = E1 + E2 +...+ En. Câu 18: Dòng điện không đổi là dòng điện có A. cường độ thay đổi theo thời gian. B. cường độ không thay đổi theo thời gian. C. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. D. chiều và cường độ thay đổi theo thời gian. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung định luật ôm đối với toàn mạch? A. Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ  nghịch với điện trở của mạch ngoài. B. Cường độ  dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện  và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. A. Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn điện  và tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch đó. C. Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ với suất điện động và tỉ lệ nghịch với điện  trở trong của mạch đó. Câu 20: Khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân cho bởi công thức nào sau   đây? A n AIt n 1 A A.  m = . It. B.  m = . C.  m = . It. D.  m = It. F 1 Fn F A F Câu 21:  Hai quả  cầu nhỏ  có điện tích 10­7C và 4.10­7C tác dụng vào nhau một lực 0,1N trong chân  không. Khoảng cách giữa chúng là A. 6m. B. 3m. C. 6cm. D. 3cm.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 209
  3. Câu 22: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO 4 có anốt làm bằng đồng. biết  1 A rằng đương lượng điện hóa của đồng  k = . = 3,3.10 −7 kg / C.  Để trên catốt xuất hiện 0,33kg đồng  F n thì điện tích chuyển qua bình phải bằng A. 106C. B. 105C. C. 5.106C. D. 107C. Câu 23: Hai điện tích điểm q1 = 3µC và q2 = ­3µC, đặt trong dầu có ε = 3 cách nhau một khoảng r =  3cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. lực đẩy; F = 45N. B. lực hút; F = 30N. C. lực hút; F = 45N. D. lực đẩy; F = 30N. Câu 24: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của: A. Các chất tan trong dung dịch. B. Các ion dương và các ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch. C. Các ion dương và các ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch. D. Các ion dương trong dung dịch. Câu 25: Tích một điện tích Q = 10 ­4C cho một tụ  điện có điện dung C = 5 F, thì giữa 2 bản tụ  có  hiệu điện thế U bằng A. 20V. B. 2V. C. 200V. D. 100V. Câu 26: Một điện tích điểm q = 10­7C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng  lực F = 3.10­3N. Biết rằng hai điện tích đặt cách nhau r = 30cm trong chân không. Độ lớn của điện tích  Q là A. 7.10­7C. B. 9.10­7C. C. 5.10­7C. D. 3.10­7C. Câu 27: Một dây vonfram  ở 200C có điện trở  suất  o = 5,25.10­8 m. Coi rằng điện trở  suất của dây  vonfram   trong  khoảng  nhiệt   độ   này  tăng  tỉ  lệ  bậc  nhất  theo  nhiệt   độ  với  hệ   số  nhiệt   điện  trở   = 4,5.10­3K­1. Điện trở suất của dây dẫn này ở 10000C là A. 2,84.10­7 m. B. 20,67.10­8 m. C. 28,4.10­7 m. D. 31,27.10­8 m. Câu 28: Điện trở suất của kim loại thay đổi theo nhiệt độ. A. Giảm nhanh theo hàm bậc hai. B. Tăng theo hàm bậc hai. C. Tăng dần đều theo hàm bậc nhất. D. Giảm dần đều theo hàm bậc nhất. Câu 29: Mắc một điện trở 15Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện   thế giữa hai cực của nguồn là 7,5V. Công suất của nguồn điện là A. 5W. B. 4W. C. 3,75W. D. 7,75W. Câu 30: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở  trong r = 1Ω và mạch ngoài là điện trở R =  9Ω mắc nối tiếp, bỏ qua điện trở các dây nối thì hiệu suất của nguồn là A. 80% B. 95% C. 85% D. 90% Câu 31: Mắc một điện trở 14Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện   thế giữa hai cực của nguồn điện này là 8,4V. Công suất của nguồn điện khi đó là A. 5,4W. B. 7,4W. C. 6,5W. D. 3,45W. Câu 32: Hai điện tích điểm q1 = 10­6C; q2 = ­ 10­6C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong chân  không. Cường độ điện trường tổng hợp tại M là trung điểm của AB là A. 4,5.105V/m. B. 6,5.105V/m. C. 8,5.105V/m. D. 2,5.105V/m. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) R2 Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ:  R1 Biết E = 6V, r = 1 Ω , R1 = 0,8 Ω , R2 = 2 Ω , R3 = 3 Ω .  Tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.  R3 E,r Bài 2: Điện trở trong của một acquy là 0,06Ω và trên vỏ  của nó ghi 12V. Mắc vào hai cực của acquy   này một bóng đèn có ghi 12V ­ 5W. Tính hiệu suất của nguồn điện.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 209
  4. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2