ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2011<br />
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10<br />
<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao<br />
tiếp?<br />
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”<br />
của Nguyễn Trãi?<br />
Câu 3: (7.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong tác phẩm “Truyện<br />
Kiều” của Nguyễn Du:<br />
“Biết bao bướm lả ong lơi,<br />
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.<br />
Dập dìu lá gió cành chim,<br />
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.<br />
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,<br />
Giật mình mình lại thương mình xót xa.<br />
Khi sao phong gấm rủûõ là,<br />
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.<br />
Mặt sao dày gió dạn sương,<br />
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!<br />
Mặc người mưa Sở mây Tần,<br />
Những mình nào biết có xuân là gì. “<br />
( Ngữ văn 10, tập II- Ban cơ bản)<br />
<br />
…………………<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1: (2.0điểm) Học sinh nêu đúng những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong<br />
giao tiếp (mỗi yêu cầu đúng đạt 0.5 điểm):<br />
-Về ngữ âm và chữ viết<br />
-Về từ ngữ<br />
-Về ngữ pháp<br />
-Về phong cách ngôn ngữ<br />
Câu 2: (1.0 điểm) Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”<br />
(Nguyễn Trãi) (mỗi ý đúng 0.5 điểm):<br />
+Về nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập , là bản cáo trạng tội ác kẻ<br />
thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta. Đây<br />
là một áng văn yêu nước, chói ngời tư tưởng nhân văn.<br />
+Về nghệ thuật: áng văn chính luận xuất sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam thời<br />
trung đại, có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn chương, là sự vận dụng<br />
sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. Sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn, giữa bút pháp tự sự<br />
, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca, cùng với những hình ảnh giàu sức biểu cảm<br />
giúp cho bài cáo có sức thuyết phục và hấp dẫn cao.<br />
Câu 3: (7.0 điểm)<br />
* Mở bài: (1.0đ)<br />
+Giới thiệu về -Tác giả Nguyễn Du<br />
-Tác phẩm “Truyện Kiều”<br />
-Đoạn trích “Nỗi thương mình”<br />
+Chuyển ý.<br />
* Thân bài : ( 5.0 đ) Học sinh trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn thơ. Học sinh có<br />
thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:<br />
+Cảnh sống của Thúy Kiều giữa chốn lầu xanh. (1.5 điểm)<br />
-Cụm từ:bướm lả ong lơi, lá gióù cành chim, sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường<br />
Khanh.<br />
<br />
Nghệ thuật ước lệ, sử dụng điển cố, điển tích->cuộc sống trăng gió, suồng sã, đùa cợt của<br />
khách làng chơi ở lầu xanh.<br />
-Thúy Kiều phải rơi vào hồn cảnh trớ trêu, đau đớn.<br />
+Tâm trạng đau đớn, sự giày vò, tốt lên vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều (3.5 điểm)<br />
-Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,<br />
Giật mình mình lại thương mình xót xa.<br />
+Nhịp 3/3 như gợi bước đi của thời gian.<br />
+Nhịp 2/4/2 đột ngột , điệp từ mình diễn tả tâm trạng thảng thốt, tiếng nấc nghẹn ngào<br />
của Kiều.<br />
-Khi sao… bấy thân.<br />
+Điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh , thành ngữ, đối xứng -> Quá khứ chỉ gợi lên qua một câu<br />
:êm đềm, hạnh phúc.<br />
Hiện tại ba câu: khốc liệt, nghiệt ngã.<br />
->Đau xót, ê chề cho thân phận.<br />
+Những từ “mặt”, “thân” vừa có nghĩa thực vừa ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận- bây<br />
giờ chỉ là thứ mua vui cho khách làng chơi-> nàng chỉ có đau đớøn, tủi nhục.<br />
-Mặc người mưa sở mây Tần<br />
Những mình …có xuân là gì.<br />
-> Đối (người/ ta):cuộc sống làm vợ khắp người ta , Kiều chỉ thấy nhục nhã, vô cảm.<br />
* Kết bài: (1.0 đ)<br />
-Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.<br />
-Suy nghĩ của bản thân.<br />
Biểu điểm:<br />
+ 7 điểm: đáp ứng tốt yêu cầu đề bài. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Không sai chính<br />
tả, ngữ pháp.<br />
+5 điểm: đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Chỉ<br />
sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.<br />
<br />
+ 3 điểm: Chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết có chỗ chưa rõ ý, chữ viết khó đọc.<br />
Sai 3,4 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.<br />
+ 1 điểm: ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.<br />
+ 0 điểm: lạc đề, cố ý không làm bài.<br />
+ Các điểm còn lại ( điểm 6,4,2) giáo viên cân nhắc để cho.<br />
<br />