intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

191
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian: 90 phút  (Không kể thời gian giao đề)  Phần I: Đọc Hiểu  (3.0 đi   ểm)      Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:      Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,  thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng  ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,   hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng  dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng   phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”                                                     (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến). 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) 2. Chỉ ra hai phép tu từ đã được tác giả sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã đề cập đến những nội dung nào? (0,5 điểm) 4. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn sau:  “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm   nô lệ.” (1,5 điểm)  Phần II: Làm văn  ( 7 đi   ểm )   Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ  Mặt trời chân lí chói qua tim  Hồn tôi là một vườn hoa lá  Rất đậm hương và rộn tiếng chim...  Tôi buộc lòng tôi với mọi người  Để tình trang trải với trăm nơi  Để hồn tôi với bao hồn khổ  Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.  Tôi đã là con của vạn nhà  Là em của vạn kiếp phôi pha  Là anh của vạn đầu em nhỏ  Không áo cơm, cù bất cù bơ...
  2.                                      Tháng 7 ­ 1938                                                                         ( Tố H ữu, SGK l ớp 11­ NXB Giáo dục, 2007) ­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­ HƯƠNG DÂN CHÂM VĂN 11 ́ ̃ ́ ̉ ̣ (KIÊM TRA HOC KI II ) ̀ ĐÁP ÁN ĐIỂM Phần I   Câu 1 Đoạn văn bản được viết theo PCNN chính luận. 0,5  Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, đối lập. Câu 2 ( Yêu cầu: HS trả lời 2 trong 4 phép tu từ nói trên). 0,5 Nội dung :  ­ Kêu gọi toàn thể mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi  0,25 giặc Pháp xâm lược để bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc.  Câu 3 ­ Tác giả đứng trên lập trường dân tộc để thể hiện rõ quyết tâm mạnh  0,25 mẽ, dứt khoát, không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ.  “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất  định không chịu làm nô lệ.” 0,5 ­ Nghĩa SV: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không  Câu 4 chịu làm nô lệ. ­ Nghĩa TT: Thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc: Khẳng định,  1,0 nhấn mạnh tính tất yếu và tinh thần quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát (nhất  định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ) của dân tộc  Việt Nam.   Cảm nhận bài thơ” Từ ấy” a/ Yêu c   ầu về kĩ năng :  PhầnII ­ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. ­ Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loa ́t,  văn  cảm xúc, gợi hình.  Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu.  b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần  đạt được một số ý sau: 
  3. * MB: ­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( Nêu được vấn đề cần nghị luận). 0,5 * TB: Cảm nhận bài thơ “ Từ ấy”:     Khổ 1: Niềm vui sướng say mê của tác giả khi gặp lí tưởng của  Đảng ­ “ Từ ấy” một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời tác giả đó là gặp lí  2.0 tưởng Đảng. ­ Các hình ảnh ẩn dụ như: bừng nắng hạ, chói qua tim,… + “ Bừng nắng hạ”: ánh sang đột ngột, bất ngờ + “ Chói qua tim”: một ánh sang có sức xuyên thấu mạnh mẽ => Ánh sang chói chang, bắt đầu, soi rọi chân lí cho tác giả. ­ Hai câu cuối là hình ảnh so sánh: khi tiếp nhận lí tưởng, tác giả cảm  thấy cuộc đời mình tươi xanh và sang lạng, tác giả cảm thấy vui vẻ và  tươi mới.     Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ ­ Tác giả đã thể hiện sự tự nguyện của mình với lí tưởng Đảng qua: “  1,5 buộc” và “ trang trải”. ­ Các từ chỉ cảm xúc như "Lòng tôi ","tình ","hồn tôi" gắn liền với các từ  thể hiện tập thể "mọi người ","trăm nơi", "bao hồn khổ"  => Thể hiện sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi, cái riêng với cái ta  cái chung, tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động.      Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ­ Các từ thể hiện tình cảm gần gửi, thắm thiết như: là con, là em, là anh. 1,5 ­ Các đối tượng thể hiện sự gắn bó, thân thiết: vạn nhà, vạn kiếp phôi  pha, vạn đầu em nhỏ,…. => Sự chuyển biến tâm trạng sâu sắc của tác giả.      Nghệ thuật: 1,0 ­ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp từ,… ­ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,.. *KB:  Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. 0,5
  4. ­  Lưu y:́  Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho  điểm trong bài làm văn./.                                                                                                   GV: Lê Thị Hương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2