intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 362

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 362 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 362

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút;  Mã đề thi 362 Họ, tên thí sinh:..........................................................................S ố báo danh:............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (32 câu) Câu 1: Trong điều kiện tối ưu, số lượng tế bào men bia (g = 120 phút) ban đầu là 64. Sau một khoảng thời   gian phân chia số tế bào trong quần thể là 4096. Tổng thời gian phân chia của các tế bào trên là bao nhiêu   (giờ)? A. 10. B. 8. C. 6. D. 12. Câu 2: “ Các NST đơn được nhân đôi thành các NST kép gồm 2 crômatit giống nhau và đính với nhau ở tâm   động ”. Đó là diễn biến của pha hay kì nào ? A. Pha G2. B. Kì cuối. C. Kì đầu. D. Pha S. Câu 3: Thuốc trừ sâu từ virut có đặc điểm là: A. Có tính đặc hiệu  không cao, gây hại cho tất cả các loại sâu và gây độc cho người, động vật và côn  trùng có ích. B. Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và  côn trùng có ích. C. Có tính đặc hiệu không cao, gây hại cho tất cả các loại sâu; không gây độc cho người, động vật và  côn trùng có ích. D. Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; gây độc cho người, động vật và côn trùng  có ích. Câu 4: Hiện tượng nào xảy ra ở kì giữa I ? A. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Các cặp NST kép trong cặp NST tương đồng co xoắn cực đại tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng  xích đạo của thoi phân bào. C. Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về 1 cực của tế bào. D. Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, các NST kép đần co xoắn lại. Câu 5: “Virut động vật đưa cả  nuclêôcapsit vào tế  bào chất của tế bào chủ, sau đó cởi vỏ  để  giải phóng  axit nuclêic”. Đây là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut ? A. Xâm nhập. B. Lắp ráp. C. Sinh tổng hợp. D. Hấp phụ. Câu 6: Kết thúc pha sáng của quá trình quang hợp đã thu được các sản phẩm là ? A. FADH2, ADP và CO2. B. NADPH, ADP và O2. C. NADPH, ATP và O2. D. FADH2, ATP và CO2. Câu 7: Cho một tế bào ban đầu có bộ NST là 2n = 18. Tế bào này đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân   người ta đếm được số crômatit là ? A. 36. B. 72. C. 9. D. 18. Câu 8: Một số vi sinh vật ưa axit thường gặp trong các thức ăn hàng ngày là: A. Vi khuẩn uốn ván và vi khuẩn giang mai. B. Vi khuẩn lam và tảo. C. Nấm mốc và nấm men rượu. D. Vi khuẩn lactic và vi khuẩn axêtic. Câu 9: Intefêron do nhiều loại tế bào trong cơ thể tiết ra có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và  tăng cường khả năng miễn dịch, Intefêron có bản chất là: A. Cacbohidrat. B. Axit nuclêic. C. Lipit. D. Prôtêin. Câu 10: Các chất nào sau đây diệt khuẩn có tính chọn lọc: A. Các anđêhit. B. Các chất kháng sinh. C. Các chất ôxihóa. D. Các hợp chất kim loạn nặng. Câu 11: Virut Phagơ T2 và virut đậu mùa có cấu trúc như thế nào ? A. Cấu trúc xoắn. B. Cấu trúc hộp. C. Cấu trúc khối. D. Cấu trúc hỗn hợp. Câu 12: Thế nào là hô hấp tế bào ? A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng trong tế bào sống, trong đó phân tử cacbohidrat bị  phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP. B. Là quá trình tạo ra các sản phẩm từ các cơ chất có trong tế bào nhờ enzim xúc tác chuyên biệt. C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng trong tế bào sống, trong đó các phân tử CO2 và  H2O là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử cacbohiđrat đồng thời tích lũy năng lượng.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 362
  2. D. Là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất vô cơ đơn giản, đồng thời tích lũy  năng lượng trong tế bào. Câu 13:  Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô và vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh cần có nguồn năng   lượng và nguồn cacbon chủ yếu là gì ? A. Chất hữu cơ và chất hữu cơ. B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ và CO2. D. Ánh sáng và CO2. Câu 14: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở ? A. Màng trong của lục lạp. B. Chất nền của lục lạp. C. Chất nền của ti thể. D. Màng trong của ti thể. Câu 15: Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng là quang dị dưỡng, chúng cần có nguồn năng lượng và nguồn cacbon   chủ yếu lần lượt là ? A. Ánh sáng và CO2. B. Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ và CO2. C. Ánh sáng và chất hữu cơ. D. Chất hữu cơ và chất hữu cơ. Câu 16: Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn crômatit cho  nhau. Hiện tượng này xảy ra ở ? A. Kì cuối II. B. Kì đầu II. C. Kì cuối I. D. Kì đầu I. Câu 17: HIV là virut ? A. Gây suy giảm miễn dịch ở người. B. Gây suy giảm hô hấp ở người. C. Gây ung thư cổ tử cung ở người. D. Gây tê liệt hệ thần kinh của người. Câu 18: Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của: A. Các tế bào ung thư. B. Các tế bào T độc. C. Các virut. D. Các đại thực bào. Câu 19: Virut kí sinh ở côn trùng nhưng lại không gây bệnh cho côn trùng mà gây bệnh cho cơ thể khác, khi   đó côn trùng được gọi là: A. Vật chủ. B. Ổ chứa. C. Mầm bệnh. D. Virut. Câu 20: Virut sau khi nhân lên trong tế bào chủ, chúng phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài và giết chết  tế bào chủ. Những virut đó được gọi là: A. Virut lành. B. Virut ôn hòa. C. Virut độc. D. Virut tiềm tan. Câu 21: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là: A. Sự tăng kích thước của 1 tế bào vi sinh vật. B. Sự giảm kích thước của 1 tế bào vi sinh vật. C. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. D. Sự giảm số lượng tế bào của quần thể  vi sinh vật. Câu 22: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh gọi là ? A. Miễn dịch. B. Kháng nguyên. C. Kháng sinh. D. Thực bào. Câu 23: Chu kì tế bào bào bao gồm ? A. Kì đầu và kì cuối. B. Kì trung gian và quá trình nguyên phân. C. Phân chia nhân và phân chia tế bào chất. D. Kì trung gian và kì cuối. Câu 24: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi,  số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh, đây là giai đoạn: A. Pha lũy thừa (pha log). B. Cân bằng. C. Suy vong. D. Tiềm phát (pha lag). Câu 25: Các chất thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước các bể bơi là: A. Các hợp chất của phênol. B. Các loại cồn. C. Các chất hoạt động bề mặt. D. Các halogen (clo). Câu 26: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về virut ? A. Kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet). B. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào. C. Chứa cả ADN và ARN trong cơ thể. D. Kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 27: Vỏ ngoài của một số virut được cấu tạo từ ? A. Cacbohiđrat và protein. B. Axit nucleic và cacbohiđrat. C. Lipit kép và prôtêin. D. Axit nuclêic và prôtêin. Câu 28: Kết thúc quá trình giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ ban đầu đã tạo ra ? A. 4 tế bào con với bộ NST là (2n kép). B. 2 tế bào con với bộ NST là (2n kép). C. 4 tế bào con với bộ NST là (n kép). D. 2 tế bào con với bộ NST là (n kép). Câu 29: Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra ở người ? A. Bệnh sốt rét. B. Bệnh bại liệt.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 362
  3. C. Bệnh viêm não Nhật Bản. D. Bệnh sốt xuất huyết. Câu 30: Ở các tế bào nhân thực, quá trình hô hấp tế bào được diễn ra chủ yếu ở ? A. Lưới nội chất. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Không bào. Câu 31: Phagơ là virut kí sinh ở ? A. Côn trùng. B. Thực vật. C. Vi sinh vật. D. Con người. Câu 32: Biện pháp tốt nhất hiện nay để phòng bệnh do virut gây ra là: A. Tiêm vắc xin. B. Nấu chín thức ăn. C. Tiêm thuốc kháng sinh. D. Truyền nước. II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu) Câu 1. Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không  liên tục? Câu 2. Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV? Điều này nguy hiểm như thế nào đối với   xã hội? Ta phải có nếp sống như thế nào để tránh bị nhiễm HIV? Có nên xa lánh người bị nhiễm HIV hay   không? Vì sao? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 362
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1