Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 502
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập Tailieu.vn chia sẽ Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 502 dưới đây sẽ giúp các em ôn tập dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 502
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề có 04 trang) MÃ ĐỀ: 502 Câu 1. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm những nhân tố nào sau đây? A. Tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. Đặc điểm về thổ nhưỡng và mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường. C. Điều kiện khí hậu và những sinh vật sống trong môi trường. D. Đặc điểm về địa hình và thành phần loài trong môi trường sống. Câu 2. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần xã? A. Đàn chim vành khuyên trong rừng. B. Những sinh vật sống trong cùng một ao. C. Đàn chim sáo mỏ nâu trong rừng. D. Đàn voi Châu phi. Câu 3. Trường hợp nào sau đây hai loài sẽ cạnh tranh khốc liệt? A. Nơi ở giống nhau. B. Ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. C. Vị trí sinh sản như nhau. D. Giới hạn sinh thái như nhau. Câu 4. Kiểu phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Duy trì mật độ cá thể của quần thể phù hợp với nguồn sống môi trường. Câu 5. Trong các mối quan hệ sau, quan hệ nào là hội sinh? A. Quan hệ giữa cây gỗ với cây phong lan bám trên thân cây gỗ đó. B. Quan hệ giữa cây lúa với các loài rong rêu sống ở ruộng lúa. C. Quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của các loài cây này. D. Quan hệ giữa các loài thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong cơ thể thực vật. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định. B. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. C. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. D. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. Câu 7. Theo quan niệm hiện đại, tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi A. kiểu hình của quần thể thích nghi. B. giá trị thích nghi của cá thể. C. cấu trúc di truyền của quần thể. D. tính trạng của các cá thể trong quần thể. Câu 8. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Là động lực của quá trình tiến hóa. B. Số lượng các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp. C. Sự phân bố các cá thể trong quần thể hợp lý hơn. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. Câu 9. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái? (1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. (2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. (3) Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. (4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. (5) Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, động vật có xương sống. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 10. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? Mã đề 502 Trang 1 /4
- A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhất thiết sẽ dẫn đến hình thành loài mới. B. Lai xa kết hợp với đa bội hóa có thể dẫn đến hình thành loài mới. C. Quá trình hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến. D. Sự cách ly địa lý luôn gắn liền với quá trình hình thành loài mới. Câu 11. Trường hợp nào sau đây thuộc dạng biến động số lượng cá thể theo chu kỳ? A. Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm. B. Rừng U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 làm số lượng cá thể của nhiều quần thể sinh vật rừng giảm mạnh. C. Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ gặm nhấm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung nước ta. D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét. Câu 12. Ví dụ nào sau đây không minh họa cho quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa? A. Loài A (2n=16) x loài B (2n=16) Loài C (2n=32). B. Loài M (2n=12) x loài N (2n=20) Loài H (2n=26). C. Loài D (2n=32) x loài G (2n=20) Loài K (2n=52). D. Loài X (2n=20) x loài Y (2n=18) Loài Z (2n=38). Câu 13. Sơ đồ bên minh họa mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã (lưới thức ăn) gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Những kết luận nào sau đây về sơ đồ lưới thức ăn dưới đây là đúng? (1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm. (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai. B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng. D. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. Câu 14. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi nào? A. Con người có những tác động tiêu cực đến quần thể sinh vật. B. Điều kiện sống thay đổi đột ngột làm biến động mạnh đến số lượng cá thể của quần thể. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. D. Mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. B. Sinh vật tiêu thụ bậc một là động vật ăn thực vật. C. Trong ba loại tháp sinh thái thì tháp số lượng luôn có dạng hình tháp chuẩn. D. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái, có những mắc xích chung. Câu 16. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 x 105 kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 x 105 kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 x 104 kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 x 102 kcal Mã đề 502 Trang 2 /4
- Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 5 và sinh vật tiêu thụ bậc 4 là A. 7,5%. B. 7,857%. C. 9,03%. D. 10,18%. Câu 17. Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhân tố đột biến và chọn lọc tự nhiên? A. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại. D. Làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp. Câu 18. Cho các tập hợp sinh vật sau đây, tập hợp sinh vật nào là quần thể? (1) Các cây cỏ gấu sống trên cùng một trảng cỏ. (2) Các con cá sống cùng một ao. (3) Các con ong mật cùng một tổ. (4) Các cây thông sống cùng một đồi. (5) Các cây bèo sống trong cùng một ao. A. 1, 2, 5. B. 1, 3, 4. C. 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 19. Khi nói về đặc điểm của chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển phát biểu nào sau đây đúng? A. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2). B. Không có một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng mà tất cả đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. C. Nguồn cacbon trả lại môi trường vô cơ chỉ có qua quá trình hô hấp của sinh vật. D. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2). Câu 20. Những quần thể tăng trưởng theo thực tế (tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn) không có đặc điểm nào sau đây? A. Quần thể sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao. B. Quần thể thường có ở những hệ sinh thái già. C. Kích thước quần thể tương đối ổn định. D. Đường cong tăng trưởng có hình chữ J. Câu 21. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. quần xã. C. loài. D. cá thể. Câu 22. Xét các mối quan hệ sau đây giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi? (1) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ. (3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn. (5) Cá ép sống bám trên cá lớn. A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 23. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 24. Bò sát phát sinh ở A. kỷ Jura của đại Trung sinh. B. kỷ Silua của đại Cổ sinh. C. kỷ Phấn trắng của đại Trung sinh. D. kỷ Cacbon của đại Cổ sinh. Câu 25. Cách ly sau hợp tử là những trở ngại A. ngăn cản sự thụ tinh hình thành hợp tử. B. trên cơ thể sinh vật, ngăn cản các sinh vật giao phối nhau. C. về mặt không gian nên ngăn cản các cá thể gặp gỡ và giao phối nhau. D. ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Mã đề 502 Trang 3 /4
- Câu 26. Ở một loài cá nhỏ, alen A qui định cơ thể có màu nâu nhạt là trội hoàn toàn so với alen a qui định cơ thể có màu đốm trắng. Gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài cá này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa. Một công ty xây dựng đã rải một lớp sỏi xuống hồ, làm đáy hồ trở nên có đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng nào sẽ xảy ra đối với quần thể này? A. Hướng chọn lọc tự nhiên không thay đổi. B. Alen trội và lặn của quần thể có xu hướng duy trì không đổi. C. Cá thể có kiểu gen AA có xu hướng giảm, các cá thể khác có xu hướng tăng. D. Chọn lọc tự nhiên tăng cường đào thải kiểu hình trội. Câu 27. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. D. Sinh vật tiêu thụ bậc một được xếp vào bậc dinh dưỡng bậc một. Câu 28. Quá trình tiến hóa hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ là nội dung của giai đoạn tiến hóa nào? A. Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa vô cơ. Câu 29. Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên nhân tiến hóa là A. sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. B. sự tích lũy các biến dị có lợi và sự đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. C. sự chủ động thích nghi của các cá thể dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 30. Trong tiến hóa văn hóa, những kinh nghiệm sống giúp con người thích nghi, được truyền từ người này sang người khác thông qua những nhân tố nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị. C. Ngôn ngữ và chữ viết. D. Di truyền. Câu 31. Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có hướng? (1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Chọn lọc tự nhiên (4) Di nhập gen (5) Yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 32. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. B. Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. C. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng hơn các loài khác. D. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài ít. ………….. HẾT …………… Mã đề 502 Trang 4 /4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 39 | 3
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 156
3 p | 69 | 3
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 60 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 42 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
4 p | 45 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 43 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 56 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 497
3 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 362
3 p | 76 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 273
3 p | 51 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
5 p | 48 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 50 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
5 p | 42 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
4 p | 46 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
4 p | 29 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn