intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 515

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 515 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 515

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC ­ LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian:  40 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề có 04 trang) MàĐỀ: 515  Câu 1.  Ở một loài cá nhỏ, alen A qui định cơ  thể có màu nâu nhạt là trội hoàn toàn so với alen a qui   định cơ thể có màu đốm trắng. Gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần   thể của loài cá này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA: 0,18Aa:   0,01aa. Một công ty xây dựng đã rải một lớp sỏi xuống hồ, làm đáy hồ trở  nên có đốm trắng. Từ  khi  đáy hồ được rải sỏi, xu hướng nào sẽ xảy ra đối với quần thể này? A. Hướng chọn lọc tự nhiên không thay đổi. B. Cá thể có kiểu gen AA có xu hướng giảm, các cá thể khác có xu hướng tăng. C. Alen trội có xu hướng tăng, alen lặn có xu hướng giảm. D. Chọn lọc tự nhiên tăng cường đào thải kiểu hình trội.  Câu 2. Liên quan đến ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?  A. Các loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh càng khốc liệt.  B. Mỗi một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái đặc trưng cho một loài. C. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. D. Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa các loài.  Câu 3.  Ví dụ nào sau đây không thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? A. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẽ. B. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. C. Vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu. D. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau.  Câu 4. Sơ đồ bên minh họa mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã (lưới thức ăn)   gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Những kết luận nào sau đây về sơ đồ lưới thức ăn dưới đây là  đúng?   (1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.  (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.  (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.  (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất  đi.  (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá  thể của loài F giảm.  (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.  A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai. B. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng. C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. D. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.  Câu 5. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. B. Trong một lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.   C.  Sinh vật tiêu thụ bậc hai được xếp vào bậc dinh dưỡng bậc hai.  D. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.   Câu 6. Theo quan niệm hiện đại, nguồn biến dị sơ cấp của quần thể là gì? A. Biến dị đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể. D. Thường biến.  Câu 7. Nội dung nào sau đây là sai khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Mã đề 515­ Trang 1 /4
  2. B. Có thể hình thành loài mới trên cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý. C. Hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng  ít xảy ra ở các loài động vật. D. Khi có sự cách ly địa lý thì sẽ dẫn đến sự cách ly sinh sản và hình thành loài mới.  Câu 8. Trường hợp nào sau đây thuộc dạng biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ? A. Cứ sau 9­10 năm số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada lại biến động. B. Cứ 7 năm lại có dòng nước nóng chảy về vùng bờ biển Peru làm cho cá cơm ở đây chết hàng   loạt. C. Rừng U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 làm số  lượng cá thể  của nhiều quần thể  sinh vật rừng giảm mạnh. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3­4 năm thì số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần.  Câu 9. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần xã? A. Đàn chim vành khuyên trong rừng. B. Đàn voi Châu phi. C. Đàn chim sáo mỏ nâu trong rừng. D. Những sinh vật sống trong một khu rừng.   Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong ba loại tháp sinh thái thì tháp sinh khối luôn có dạng hình tháp chuẩn. B. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái, có những mắc xích chung. C. Sinh vật tiêu thụ bậc một là động vật ăn thực vật. D. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.  Câu 11. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Loài  ưu thế  là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số  lượng cá thể  nhiều, sinh khối  lớn hoặc hoạt động mạnh. B. Chỉ có số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. C. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số  lượng nhiều hơn hẳn và có vai  trò quan trọng hơn loài khác. D. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.  Câu 12. Trong các mối quan hệ sau, quan hệ nào là cạnh tranh? A. Quan hệ giữa các loài thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong cơ thể thực vật. B. Quan hệ giữa cây gỗ với cây phong lan bám trên thân cây gỗ đó. C. Quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của các loài cây này. D. Quan hệ giữa cây lúa với các loài cỏ sống ở ruộng lúa.   Câu 13. Khi nói về vai trò của của nhân tố di ­ nhập gen đối với tiến hóa, nội dung nào sau đây sai? A. Ở thực vật, di nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, hạt. B. Tần số các alen của quần thể thay đổi nhiều hay ít không phụ thuộc vào tỉ lệ nhập cư vào quần  thể.  C. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể và có thể làm phong phú   vốn gen của quần thể. D. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.  Câu 14. Ví dụ nào sau đây không minh họa cho quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội  hóa? A. Loài D (2n=32) x loài G (2n=16)  Loài K (2n=40). B. Loài X (2n=18) x loài Y (2n=30)  Loài Z (2n=48). C. Loài M (2n=16) x loài N (2n=16)  Loài H (2n=32). D. Loài A (2n=36) x loài B (2n=20)  Loài C (2n=56).  Câu 15. Loài H.erectus còn gọi là A. người đứng thẳng. B. người thông minh. C. người hiện đại. D. người khéo léo.  Câu 16. Kiểu phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Mã đề 515­ Trang 2 /4
  3. C. Duy trì mật độ cá thể của quần thể phù hợp với nguồn sống môi trường. D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.  Câu 17. Nội dung nào sau đây đúng nhất, khi nói về khái niệm môi trường sống? A. Tất cả các nhân tố vô sinh, hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của sinh vật. B. Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả  các nhân tố  sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái  cho phép loài đó tồn tại và phát triển. C. Tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, ảnh   hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật. D. Tất cả các nhân tố có tác động trực tiếp tới sinh vật, ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh   vật.  Câu 18. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại   và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. môi trường. B. sinh cảnh.    C. ổ sinh thái. D. giới hạn sinh thái.  Câu 19. Trong môi trường bị giới hạn, nhân tố  nào sau đây là nhân tố  chủ  yếu kìm hãm tốc độ  phát  triển về số lượng cá thể của quần thể? A. Sức chứa của môi trường.                     B. Mật độ cá thể của quần thể. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.      D. Sự phân bố các cá thể của quần thể trong không gian.  Câu 20. Thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỷ Silua của đại Cổ sinh. B. kỷ Jura của đại Trung sinh. C. kỷ Cacbon (Than đá) của đại Cổ sinh. D. kỷ  Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.   Câu 21. Giả  sử  năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị  dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu  bằng sinh vật sản xuất như sau:              ­ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 x 105 kcal             ­ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 x 105 kcal             ­ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 x 104 kcal               ­ Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 x 102 kcal             ­ Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 4 và sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. 7,5%. B. 9,03%. C. 7,857%. D. 10,18%.  Câu 22. Khi nói về đặc điểm của chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển phát biểu nào sau đây đúng? A. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.  B. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2). C. Không có một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng mà tất cả đều được trao đổi  liên tục theo vòng tuần hoàn kín. D. Cacbon được trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.  Câu 23. Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố  tiến hóa có thể  làm biến đổi cả  tần số  alen và thành phần kiểu gen của quần thể? (1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Di nhập gen. (5) Yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.  Câu 24. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. quần xã. C. cá thể. D. loài.  Câu 25. Theo quan niệm của Đacuyn, cơ chế tiến hóa là A. sự chủ động thích nghi của các cá thể dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. B. sự tích lũy các biến dị có lợi và sự  đào thải các biến dị  có hại dưới tác động của chọn lọc tự  nhiên. C. sự tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.  Câu 26. Quá trình tiến hóa hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ là nội dung của giai đoạn tiến hóa   nào? A. Tiến hóa vô cơ. B. Tiến hóa hóa học. C. Tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa sinh học.  Câu 27. Xét các mối quan hệ sau đây giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu mối quan hệ  mà trong đó chỉ có một loài bị hại? Mã đề 515­ Trang 3 /4
  4.       (1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.      (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.       (3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác.                     (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.       (5) Trùng roi sống trong ruột mối. A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.  Câu 28. Cho các tập hợp sinh vật sau đây, tập hợp sinh vật nào  là quần thể?              (1) Những cây ven bờ hồ Phú Ninh.                                          (2)  Đàn trâu trong một khu rừng.              (3) Những cây lúa trong một ruộng lúa.                                  (4) Những cây bèo trong cùng một ao.              (5) Những con cá trong cùng một ao. A.  1, 3, 4. B.  1, 4. C.  2, 3. D.  2, 5.  Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. C. Nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái là do sự tương tác giữa các loài trong quần xã. D. Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định.  Câu 30. Cách ly trước hợp tử được hiểu là những trở ngại ngăn cản A. sự hình thành hợp tử. B. việc tạo ra con lai hữu thụ. C. việc tạo ra con lai có sức sống. D. con lai tạo giao tử.  Câu 31. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh  thái?       (1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.       (2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ  thành các chất vô cơ.       (3) Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.       (4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.       (5) Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.  Câu 32. Nội dung nào sau đây đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A.  Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B.  Đảm bảo số lượng  các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.  C.  Đảm bảo số lượng cá thể của quần thể giảm dưới mức tối thiểu.        D.  Đảm bảo số lượng cá thể của quần thể tăng trên mức tối đa. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­   Mã đề 515­ Trang 4 /4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2