SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT<br />
LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2018-2019<br />
Môn: LỊCH SỬ<br />
Lớp 10<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Mã đề: 257<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:…………………………………… Lớp:………….<br />
Phòng:....................................................................SBD:... ............<br />
Chú ý: Học sinh GHI MÃ ĐỀ vào bài thi, kẻ ô sau vào bài thi và điền đáp án đúng.<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9 10 11 12 13 14<br />
Câu 1<br />
Đáp<br />
án<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)<br />
Câu 1: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là<br />
A. thị quốc.<br />
B. lãnh địa.<br />
C. thành thị.<br />
D. trang trại.<br />
Câu 2: Sự ra đời các quốc gia cổ ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa của nước nào?<br />
A. Trung Quốc.<br />
B. Phương Tây.<br />
C. Nhật Bản.<br />
D. Ấn Độ.<br />
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?<br />
A. Nông dân sản xuất ra mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.<br />
B. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.<br />
C. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.<br />
D. Chỉ mua sắt, muối và xa xỉ phẩm ở bên ngoài lãnh địa.<br />
Câu 4: Người khởi xướng tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc là<br />
A. Khổng Tử.<br />
B. Mạnh Tử.<br />
C. Tuân Tử.<br />
D. Lão Tử.<br />
Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu?<br />
A. Được coi như “ công cụ biết nói” .<br />
B. không có ruộng đất và phải nhận ruộng đất của lãnh chúa.<br />
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.<br />
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa.<br />
Câu 6: Sự ra đời của chế độ phong kiến Trung Quốc gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?<br />
A. Địa chủ với nông dân (lĩnh canh).<br />
B. Quý tộc với nông dân công xã.<br />
C. Địa chủ với nông dân (tự canh).<br />
D. Quý tộc với nông dân (lĩnh canh).<br />
Câu 7: Chữ số A-rập, kể cả chữ số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của<br />
A. người Ấn Độ cổ đại.<br />
B. người Ai Cập cổ đại.<br />
C. người Lưỡng Hà cổ đại.<br />
D. người La Mã cổ đại.<br />
Câu 8: Xã hội cổ đại phương Đông gồm các tầng lớp<br />
A. quý tộc, bình dân, nông dân công xã.<br />
B. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.<br />
C. chủ nô, quý tộc, nô lệ.<br />
D. chủ nô, nông dân công xã, nô lệ.<br />
Câu 9: Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng<br />
như một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?<br />
A. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận.<br />
B. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn .<br />
C. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.<br />
D. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông.<br />
Câu 10: Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là<br />
A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển.<br />
B. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.<br />
C. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.<br />
D. có khí hậu nhiệt đới - gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm.<br />
Câu 11: Hệ chữ cái A,B,C và hệ chữ số La Mã (I, II, III….) là thành tựu của cư dân cổ<br />
A. Hy Lạp.<br />
B. Hy Lạp – Rô-ma.<br />
C. Ba Tư.<br />
D. Ấn Độ.<br />
Trang 1/1 - Mã đề 257<br />
<br />
18<br />
<br />
Câu 12: Bốn phát minh quan trọng nhất của người Trung Quốc ở thời phong kiến có ảnh hưởng đến<br />
thế giới, gồm<br />
A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.<br />
B. phương pháp luyện sắt, thuốc súng, kĩ thuật in, làm men gốm.<br />
C. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng.<br />
D. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.<br />
Câu 13: Từ việc tổ chức nhà nước ở thành bang A-ten, có thể rút ra bài học gì trong việc xây dựng chế<br />
độ XHCN ở nước ta ngày nay?<br />
A. Xây dựng nhà nước pháp quyền.<br />
B. Tăng cường quyền làm chủ của công dân.<br />
C. Tăng cường quyền lực của các địa phương. D. Tăng cường vai trò của Quốc hội.<br />
Câu 14: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm do yêu cầu của<br />
A. sản xuất nông nghiệp.<br />
B. trồng lúa nước và chăn nuôi.<br />
C. sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi.<br />
D. trao đổi sản phẩm.<br />
Câu 15: Ngành kinh tế chủ đạo của Hy Lạp, Rô-ma là<br />
A. thương nghiệp và chăn nuôi.<br />
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.<br />
C. nông nghiệp.<br />
D. thủ công nghiệp.<br />
Câu 16: Những công trình kiến trúc, nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ<br />
thuật nhưng vẫn rất gần gũi cuộc sống?<br />
A. Đền đài, đấu trường ở Rô-ma.<br />
B. Kim tự tháp ở Ai Cập.<br />
C. Tượng và đền đài ở Hy Lạp.<br />
D. Đền tháp ở Ấn Độ.<br />
Câu 17: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Tây cổ đại là<br />
A. bình dân.<br />
B. nô lệ.<br />
C. chủ nô.<br />
D. kiều dân<br />
Câu 18: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành đầu tiên ở<br />
A. vùng đồng bằng ven biển.<br />
B. vùng lưu vực các dòng sông lớn.<br />
C. vùng trung du.<br />
D. vùng rừng núi.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)<br />
Câu 1 (2,5 điểm): So sánh thế chế nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây có điểm giống và<br />
khác nhau như thế nào?<br />
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày hoạt động và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.<br />
…………..Hết…………<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề 257<br />
<br />