SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi 992<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)<br />
Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là<br />
A. phát xít Nhật.<br />
B. đế quốc Pháp - Nhật. C. đế quốc Pháp.<br />
D. đế quốc Pháp và tay sai.<br />
Câu 2: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là<br />
A. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.<br />
C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.<br />
D. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.<br />
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của toàn cầu hóa?<br />
A. Tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.<br />
B. Gây bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo.<br />
C. Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.<br />
D. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất đưa tới sự tăng trưởng cao.<br />
Câu 4: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất<br />
trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã<br />
A. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.<br />
B. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam<br />
C. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.<br />
D. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.<br />
Câu 5: Cuộc chiến tranh lạnh xuất phát từ<br />
A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai hệ thống nước TBCN và XHCN.<br />
B. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.<br />
C. sự tương đồng về mục tiêu và chiến lược giữa hai hệ thống TBXN và XHCN.<br />
D. sự tương đồng về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.<br />
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là<br />
A. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.<br />
B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
C. tập hợp được mọi lực lượng yêu nước ở mọi mặt trận thống nhất.<br />
D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />
Câu 7: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt<br />
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?<br />
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).<br />
B. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).<br />
C. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).<br />
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)<br />
Câu 8: Cuộc bãi công Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển nào của phong trào công nhân?<br />
A. Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.<br />
B. Hoàn thành chuyển từ tự giác sang tự phát.<br />
C. Hoàn thành chuyển từ tự phát sang tự giác.<br />
D. Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.<br />
Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại mâu thuẫn chủ yếu nào dưới đây?<br />
A. Công nhân với tư sản.<br />
B. Nông dân với địa chủ.<br />
Trang 1/3- Mã Đề 992<br />
<br />
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.<br />
D. Tư sản dân tộc với tư sản mại bản.<br />
Câu 10: Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 là gì?<br />
A. Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp<br />
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp<br />
C. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa<br />
D. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ<br />
Câu 11: Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản<br />
Đông Dương đã<br />
A. đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam.<br />
B. đề ra Chương trình hành động của Việt Minh.<br />
C. thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.<br />
D. thành lập Hội Phản đế Đồng minh.<br />
Câu 12: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại,<br />
thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do<br />
A. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.<br />
B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.<br />
C. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.<br />
D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.<br />
Câu 13: Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan<br />
trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào<br />
năm 1941?<br />
A. Có phong trào quần chúng tốt từ trước.<br />
B. Sớm hình thành các Hội Cứu quốc.<br />
C. Mọi người đều tham gia Việt Minh.<br />
D. Có lực lượng du kích phát triển sớm.<br />
Câu 14: Sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là<br />
A. sự ra đời của tổ chức NATO ( 4 /1949).<br />
B. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mỹ (3/1947).<br />
C. Kế hoạch Mácsan ( 6/1947).<br />
D. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vácsava ( 1955).<br />
Câu 15: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức<br />
A. Đội cứu quốc dân.<br />
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.<br />
C. Việt Nam độc lập Đồng minh.<br />
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.<br />
Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là<br />
A. sự chấm dứt chiến tranh lạnh.<br />
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.<br />
C. cuộc cách mạng công nghiệp.<br />
D. sự quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới.<br />
Câu 17: Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:<br />
“Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của (a), của (b).”<br />
A. (a) cuộc sống, (b) sản xuất<br />
B. (a) dân số, (b) môi trường<br />
C. (a) vật chất, (b) tinh thần<br />
D. (a) kinh tế, (b) chiến tranh<br />
Công<br />
lao<br />
lớn<br />
nhất<br />
của<br />
Nguyễn<br />
Ái<br />
Quốc<br />
đối<br />
với<br />
cách<br />
mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là<br />
Câu 18:<br />
A. chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự thành lập Đảng.<br />
B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.<br />
D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản.<br />
Câu 19: Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là<br />
A. giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.<br />
B. bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.<br />
C. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.<br />
D. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.<br />
Trang 2/3- Mã Đề 992<br />
<br />
Câu 20: Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?<br />
A. Bãi công Ba Son.<br />
B. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.<br />
C. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.<br />
D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.<br />
Câu 21: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là<br />
A. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.<br />
B. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.<br />
C. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.<br />
D. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.<br />
Câu 22: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong<br />
những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia<br />
A. Hội Liên Việt.<br />
B. các Ủy ban hành động C. các Hội Phản đế.<br />
D. Mặt trận Việt Minh.<br />
Câu 23: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?<br />
A. Khuynh hướng cách mạng vô sản không chiếm ưu thế ở Việt Nam.<br />
B. Khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đang chiếm ưu thế ởViệt Nam.<br />
C. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.<br />
D. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam.<br />
Câu 24: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ<br />
trương hoàn thành cuộc cách mạng nào?<br />
A. Cách mạng giải phóng dân tộc.<br />
B. Cách mạng tư sản dân quyền.<br />
C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân<br />
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.<br />
Câu 25: Nội dung chính của Kế hoạch Mácsan (6/1947) là<br />
A. Viện trợ kinh tế cho các thế lực nội phản ở Liên Xô và Đông Âu.<br />
B. viện trợ kinh tế cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.<br />
C. Viện trợ về kinh tế cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.<br />
D. viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.<br />
Câu 26: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là<br />
A. Phay Khắt, Nà Ngần.<br />
B. Vũ Lăng, Đình Bảng.<br />
C. Chợ Rạng – Đô Lương.<br />
D. Bắc Sơn – Võ Nhai.<br />
Câu 27: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?<br />
A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản.<br />
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.<br />
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân.<br />
D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.<br />
Câu 28: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?<br />
A. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.<br />
B. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.<br />
C. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.<br />
D. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)<br />
Trình bày hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng<br />
Thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
---------- HẾT ---------Trang 3/3- Mã Đề 992<br />
<br />