SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BÌNH THUẬN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề này có 4 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12<br />
Năm học: 2018 – 2019<br />
Môn: Lịch sử<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Mã đề<br />
403<br />
Họ và tên học sinh:.............................................................. Số báo danh……………. Lớp: ...........<br />
Câu 1: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng<br />
sản Việt Nam là gì ?<br />
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do.<br />
B. Đánh đổ đế quốc Pháp, phát xít Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.<br />
C. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.<br />
D. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.<br />
Câu 2: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái<br />
Quốc soạn thảo là<br />
A. độc lập và tự do.<br />
B. tự do và dân chủ.<br />
C. tự trị và độc lập.<br />
D. ruộng đất cho dân cày.<br />
Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn<br />
nhiều nhất vào ngành nào?<br />
A. Thương nghiệp.<br />
B. Công nghiệp.<br />
C. Nông nghiệp.<br />
D. Giao thông vận tải.<br />
Câu 4: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về<br />
phương Tây với hi vọng<br />
A. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.<br />
B. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.<br />
C. tăng cường hợp tác khoa học - kĩ thuật với các nước châu Âu.<br />
D. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.<br />
Câu 5: Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng<br />
nội với mục tiêu<br />
A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.<br />
B. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).<br />
C. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.<br />
D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.<br />
Câu 6: Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, “Kế hoạch Mácsan” của Mĩ (1947) còn<br />
nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào<br />
A. tổ chức chính trị - quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa.<br />
B. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.<br />
C. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.<br />
D. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
Câu 7: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành<br />
A. cường quốc công nghệ phần mềm thế giới.<br />
B. trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.<br />
C. siêu cường tài chính số một thế giới.<br />
D. quốc gia có nền kinh tế cao nhất thế giới.<br />
Câu 8: Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ<br />
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là<br />
A. phát xít Nhật và thực dân Pháp.<br />
B. thực dân Pháp và phản động tay sai.<br />
C. thực dân Pháp.<br />
D. phát xít Nhật.<br />
Câu 9: Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh hiện nay là<br />
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.<br />
B. Liên minh châu Âu.<br />
C. Liên hiệp quốc.<br />
D. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.<br />
Câu 10: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) trong bối cảnh<br />
nào?<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 403<br />
<br />
A. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa.<br />
B. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo.<br />
C. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước.<br />
D. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo.<br />
Câu 11: Mục tiêu đấu tranh về kinh tế của nông dân trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam<br />
là<br />
A. lật đổ chính quyền thực dân Pháp.<br />
B. tham gia bộ máy chính quyền.<br />
C. đòi tăng lương, giảm giờ làm.<br />
D. đòi giảm sưu, giảm thuế.<br />
Câu 12: Liên minh châu Âu (EU) ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên<br />
trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong lĩnh vực<br />
A. chính trị, đối ngoại và an ninh chung.<br />
B. đối ngoại và an ninh chung.<br />
C. chính trị và an ninh chung.<br />
D. văn hóa, đối ngoại và an ninh chung.<br />
Câu 13: Ngày 24-10-1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp<br />
quốc<br />
A. chính thức được công bố.<br />
B. chính thức có hiệu lực.<br />
C. được bổ sung, hoàn chỉnh.<br />
D. được chính thức thông qua.<br />
Câu 14: Những quốc gia Đông Nam Á nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?<br />
A. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.<br />
B. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.<br />
C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.<br />
D. Campuchia, Malaixia, Brunây.<br />
Câu 15: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt<br />
động ở nước ngoài?<br />
A. Sự thật.<br />
B. Nhân đạo.<br />
C. Người cùng khổ.<br />
D. Đời sống công nhân.<br />
Câu 16: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là<br />
A. đòi độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày.<br />
B. đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân nghèo.<br />
C. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.<br />
D. đòi Đông Dương tự trị, duy trì chế độ phong kiến.<br />
Câu 17: Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?<br />
A. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.<br />
B. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.<br />
C. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.<br />
D. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.<br />
Câu 18: Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ cho thấy<br />
A. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.<br />
B. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.<br />
C. cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.<br />
D. tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn đang tiếp diễn ở nhiều nơi.<br />
Câu 19: Trong những năm 1973-1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu<br />
là do<br />
A. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu.<br />
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.<br />
C. việc Mĩ ký Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.<br />
D. tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br />
Câu 20: Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929)?<br />
A. Để bù đắp những tổn thất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.<br />
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.<br />
C. Để bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra.<br />
D. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.<br />
Câu 21: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam<br />
là<br />
A. địa chủ phong kiến tăng cường bóc lột nông dân Việt Nam.<br />
B. thực dân Pháp tiến hành khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái.<br />
C. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 403<br />
<br />
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào.<br />
Câu 22: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến<br />
A. không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.<br />
B. với những xung đột trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.<br />
C. giành thị trường quyết liệt giữa Mĩ và Liên Xô.<br />
D. không có hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô.<br />
Câu 23: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt<br />
Nam?<br />
A. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo.<br />
B. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản.<br />
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.<br />
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.<br />
Câu 24: Nguyên nhân chung và quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát<br />
triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?<br />
A. Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao.<br />
B. Áp dụng thành công thành tựu khoa học - kĩ thuật.<br />
C. Vai trò điều tiết hiệu quả nền kinh tế của nhà nước.<br />
D. Các công ti năng động có tầm nhìn xa.<br />
Câu 25: Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với<br />
cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII là gì?<br />
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.<br />
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.<br />
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.<br />
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.<br />
Câu 26: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919-1925, lực lượng xã hội nào đấu<br />
tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản?<br />
A. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, nông dân.<br />
B. Tư sản mại bản, tư sản dân tộc.<br />
C. Tư sản, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ.<br />
D. Tư sản dân tộc, trí thức tiểu tư sản.<br />
Câu 27: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là<br />
A. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.<br />
B. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.<br />
C. sự tăng cường sáp nhập, hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.<br />
D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.<br />
Câu 28: Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì<br />
khác so với châu Á và châu Phi?<br />
A. Đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế.<br />
B. Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.<br />
C. Đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.<br />
D. Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ tiến bộ.<br />
Câu 29: Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào?<br />
A. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương.<br />
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.<br />
C. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.<br />
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.<br />
Câu 30: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương<br />
chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?<br />
A. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.<br />
B. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.<br />
C. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.<br />
D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.<br />
Câu 31: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối<br />
thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do<br />
A. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 403<br />
<br />
B. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.<br />
C. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.<br />
D. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.<br />
Câu 32: Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân<br />
tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do<br />
A. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.<br />
B. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.<br />
C. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.<br />
D. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.<br />
Câu 33: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến<br />
tranh thế giới thứ hai là<br />
A. làm xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây ở châu Âu.<br />
B. tạo cơ sở hình thành các liên minh kinh tế - quân sự.<br />
C. buộc Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô.<br />
D. góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.<br />
Câu 34: Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung<br />
ương Đảng Cộng sản Đông Dương là<br />
A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.<br />
B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.<br />
C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.<br />
D. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.<br />
Câu 35: Một trong những biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai<br />
là<br />
A. Hồng Công, Ma Cao được trở về chủ quyền của Trung Quốc.<br />
B. từ nghèo nàn, lạc hậu đã tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.<br />
C. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.<br />
D. Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới.<br />
Câu 36: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945<br />
kết thúc khi<br />
A. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.<br />
B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.<br />
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.<br />
D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.<br />
Câu 37: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?<br />
A. Diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.<br />
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.<br />
C. Diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình.<br />
D. Diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.<br />
Câu 38: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng<br />
Tám năm 1945 ở Việt Nam?<br />
A. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.<br />
B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.<br />
C. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa. D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.<br />
Câu 39: Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến<br />
quan hệ quốc tế?<br />
A. Trật tự đơn cực được xác lập.<br />
B. Trật tự nhiều trung tâm ra đời.<br />
C. Trật tự đa cực được thiết lập.<br />
D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.<br />
Câu 40: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là<br />
A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.<br />
B. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.<br />
C. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản.<br />
D. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 403<br />
<br />