SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi 755<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)<br />
Câu 1: Hệ quả cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX<br />
xuất hiện xu thế<br />
A. toàn cầu hóa.<br />
B. thương mại hóa toàn cầu.<br />
C. hợp tác hóa toàn cầu.<br />
D. chiến lược toàn cầu.<br />
Câu 2: Để phòng thủ trước sự chống phá của Mĩ và các nước phương Tây, Liên Xô và các nước Đông Âu đã<br />
thành lập<br />
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.<br />
B. Liên minh Châu Âu ( EU).<br />
C. Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV).<br />
D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).<br />
Câu 3: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi<br />
Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì?<br />
A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.<br />
B. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.<br />
C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.<br />
D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.<br />
Câu 4: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?<br />
A. Diễn đàn hợp tác Á- Âu.<br />
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương.<br />
C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc.<br />
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ.<br />
Câu 5: Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?<br />
A. Phát triển giáo dục.<br />
B. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.<br />
C. Cải lương hương chính.<br />
D. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.<br />
Câu 6: Mục tiêu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là<br />
A. đoàn kết nhân dân đánh đổ đế quốc phong kiến.<br />
B. lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc tay sai.<br />
C. tổ chức giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc và tay sai.<br />
D. tổ chức nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.<br />
Câu 7: Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì<br />
A. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác-Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.<br />
B. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.<br />
C. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.<br />
D. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.<br />
Câu 8: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm<br />
1919-1925?<br />
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời<br />
B. Công nhân Ba Son bãi công.<br />
C. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn.<br />
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.<br />
Trang 1/3- Mã Đề 755<br />
<br />
Câu 9: Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?<br />
A. Cộng sản đoàn.<br />
B. Tâm tâm xã.<br />
C. Hội Phục Việt.<br />
D. Đảng Lập hiến<br />
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?<br />
A. Toàn quyền Đông Dương.<br />
B. Chính phủ Pháp.<br />
C. Tư sản mại bản.<br />
D. Ngân hàng Đông Dương.<br />
Câu 11: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?<br />
A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.<br />
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân.<br />
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.<br />
D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản.<br />
Câu 12: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là<br />
A. bất hợp pháp, bán công khai.<br />
B. hợp pháp, công khai.<br />
C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.<br />
D. bí mật, bạo động vũ trang.<br />
Câu 13: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 còn được gọi là:<br />
A. Cách mạng chất xám<br />
B. Cách mạng khoa học công nghệ<br />
C. Cách mạng công nghiệp<br />
D. Cách mạng xanh<br />
Câu 14: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2?<br />
A. Đức<br />
B. Anh<br />
C. Pháp<br />
D. Mỹ<br />
Câu 15: Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, những vấn đề nào sau đây có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và<br />
nhân dân ta?<br />
A. Nắm bắt cơ hội, phát triển mạnh mẽ.<br />
B. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ.<br />
C. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đổi mới mạnh mẽ.<br />
D. Vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ.<br />
Câu 16: Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?<br />
A. Thanh niên.<br />
B. Người cùng khổ.<br />
C. Người nhà quê.<br />
D. An Nam trẻ.<br />
Câu 17: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cải tổ từ<br />
A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.<br />
B. Tổng bộ Việt Minh.<br />
C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.<br />
D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.<br />
Câu 18: Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ<br />
người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản?<br />
A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.<br />
B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.<br />
C. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.<br />
D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.<br />
Câu 19: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình vai trò lãnh đạo thế giới?<br />
A. Mĩ nắm độc quyền về bom nguyên tử.<br />
B. Mĩ có sức mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự.<br />
C. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.<br />
D. Mĩ là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.<br />
Câu 20: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?<br />
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.<br />
B. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Việt Minh.<br />
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.<br />
D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.<br />
Câu 21: Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng bản chất của Chiến tranh lạnh?<br />
Trang 2/3- Mã Đề 755<br />
<br />
A. Là cuộc chiến tranh không có tiếng súng.<br />
B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe, ngoại trừ xung đột trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.<br />
C. Là cuộc đối đầu căng thẳng trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa –tư tưởng.<br />
D. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN.<br />
Câu 22: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào dưới đây?<br />
A. Khởi nghĩa nổ ra bị động.<br />
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu.<br />
C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.<br />
D. Đế quốc Pháp còn mạnh.<br />
Câu 23: Trong những năm 1919-1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc<br />
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?<br />
A. Chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự ra đời của Đảng.<br />
B. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.<br />
C. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
D. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.<br />
Câu 24: Tổ chức nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?<br />
A. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).<br />
B. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).<br />
C. Tổ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).<br />
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).<br />
Câu 25: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919-1925?<br />
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917.<br />
B. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.<br />
C. Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn.<br />
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.<br />
Câu 26: Mục đích chính trị của Mĩ và các nước phương Tây khi thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây<br />
Dương ( NATO) là<br />
A. bao vây, cấm vận Liên Xô về kinh tế.<br />
B. chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.<br />
C. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.<br />
D. tương trợ giúp đỡ nhau.<br />
Câu 27: Xét về bản chất, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đối với Việt Nam (1954 - 1975) là<br />
A. cuộc đối đầu giữa các lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam.<br />
B. cuộc đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và TBCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.<br />
C. cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn của 2 phe TBCN và XHCN.<br />
D. cuộc đối đầu về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.<br />
Câu 28: Sự xuất hiện của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va phản ánh điều gì?<br />
A. Sự xác lập của trật tự hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.<br />
B. Là những tổ chức liên kết về kinh tế, quân sự mang tính khu vực.<br />
C. Cuộc đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.<br />
D. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)<br />
Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo? Điểm sáng tạo của<br />
cương lĩnh?<br />
---------- HẾT ---------Trang 3/3- Mã Đề 755<br />
<br />