intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 752

Chia sẻ: Thuy So | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 752 giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 752

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br /> TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br /> <br /> ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br /> MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12<br /> Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br /> <br /> Mã đề thi 752<br /> <br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)<br /> Câu 1: Để phòng thủ trước sự chống phá của Mĩ và các nước phương Tây, Liên Xô và các nước Đông Âu<br /> đã thành lập<br /> A. Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV).<br /> B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.<br /> C. Liên minh Châu Âu ( EU).<br /> D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).<br /> Câu 2: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi<br /> Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì?<br /> A. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.<br /> B. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.<br /> C. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.<br /> D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.<br /> Câu 3: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cải tổ từ<br /> A. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.<br /> B. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.<br /> C. Tổng bộ Việt Minh.<br /> D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.<br /> Câu 4: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?<br /> A. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.<br /> B. Khởi nghĩa Ba Tơ.<br /> C. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.<br /> D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.<br /> Câu 5: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 còn được gọi là:<br /> A. Cách mạng xanh<br /> B. Cách mạng khoa học công nghệ<br /> C. Cách mạng chất xám<br /> D. Cách mạng công nghiệp<br /> Câu 6: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là<br /> A. bí mật, bạo động vũ trang.<br /> B. hợp pháp, công khai.<br /> C. bất hợp pháp, bán công khai.<br /> D. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.<br /> Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm<br /> 1919-1925?<br /> A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời<br /> B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.<br /> C. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn.<br /> D. Công nhân Ba Son bãi công.<br /> Câu 8: Mục đích chính trị của Mĩ và các nước phương Tây khi thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây<br /> Dương ( NATO) là<br /> A. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.<br /> B. bao vây, cấm vận Liên Xô về kinh tế.<br /> C. tương trợ giúp đỡ nhau.<br /> D. chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.<br /> Câu 9: Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?<br /> A. Người cùng khổ.<br /> B. Người nhà quê.<br /> C. Thanh niên.<br /> D. An Nam trẻ.<br /> Câu 10: Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?<br /> A. Cộng sản đoàn.<br /> B. Tâm tâm xã.<br /> C. Đảng Lập hiến<br /> D. Hội Phục Việt.<br /> Câu 11: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2?<br /> A. Mỹ<br /> B. Đức<br /> C. Anh<br /> D. Pháp<br /> Câu 12: Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?<br /> Trang 1/3- Mã Đề 752<br /> <br /> A. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.<br /> B. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.<br /> C. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.<br /> D. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác-Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.<br /> Câu 13: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?<br /> A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương.<br /> B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc.<br /> C. Diễn đàn hợp tác Á- Âu.<br /> D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ.<br /> Câu 14: Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc<br /> từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản?<br /> A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.<br /> B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.<br /> C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.<br /> D. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.<br /> Câu 15: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?<br /> A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân.<br /> B. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản.<br /> C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.<br /> D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.<br /> Câu 16: Sự xuất hiện của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va phản ánh điều gì?<br /> A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.<br /> B. Sự xác lập của trật tự hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.<br /> C. Là những tổ chức liên kết về kinh tế, quân sự mang tính khu vực.<br /> D. Cuộc đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.<br /> Câu 17: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình vai trò lãnh đạo thế giới?<br /> A. Mĩ nắm độc quyền về bom nguyên tử.<br /> B. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.<br /> C. Mĩ là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.<br /> D. Mĩ có sức mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự.<br /> Câu 18: Cơ quan nào dưới đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?<br /> A. Chính phủ Pháp.<br /> B. Ngân hàng Đông Dương.<br /> C. Tư sản mại bản.<br /> D. Toàn quyền Đông Dương.<br /> Câu 19: Tổ chức nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?<br /> A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).<br /> B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).<br /> C. Tổ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).<br /> D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).<br /> Câu 20: Hệ quả cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỷ<br /> XX xuất hiện xu thế<br /> A. hợp tác hóa toàn cầu.<br /> B. toàn cầu hóa.<br /> C. chiến lược toàn cầu.<br /> D. thương mại hóa toàn cầu.<br /> Câu 21: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào dưới đây?<br /> Trang 2/3- Mã Đề 752<br /> <br /> A. Khởi nghĩa nổ ra bị động.<br /> B. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.<br /> C. Đế quốc Pháp còn mạnh.<br /> D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu.<br /> Câu 22: Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, những vấn đề nào sau đây có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và<br /> nhân dân ta?<br /> A. Nắm bắt cơ hội, phát triển mạnh mẽ.<br /> B. Vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ.<br /> C. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đổi mới mạnh mẽ.<br /> D. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ.<br /> Câu 23: Mục tiêu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là<br /> A. đoàn kết nhân dân đánh đổ đế quốc phong kiến.<br /> B. tổ chức nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.<br /> C. lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc tay sai.<br /> D. tổ chức giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc và tay sai.<br /> Câu 24: Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?<br /> A. Phát triển giáo dục.<br /> B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.<br /> C. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.<br /> D. Cải lương hương chính.<br /> Câu 25: Xét về bản chất, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đối với Việt Nam (1954 - 1975) là<br /> A. cuộc đối đầu về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.<br /> B. cuộc đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và TBCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.<br /> C. cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn của 2 phe TBCN và XHCN.<br /> D. cuộc đối đầu giữa các lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam.<br /> Câu 26: Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng bản chất của Chiến tranh lạnh?<br /> A. Là cuộc đối đầu căng thẳng trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa –tư tưởng.<br /> B. Là cuộc chiến tranh không có tiếng súng.<br /> C. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN.<br /> D. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe, ngoại trừ xung đột trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.<br /> Câu 27: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm<br /> 1919-1925?<br /> A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917.<br /> B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.<br /> C. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.<br /> D. Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn.<br /> Câu 28: Trong những năm 1919-1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc<br /> thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?<br /> A. Chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự ra đời của Đảng.<br /> B. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.<br /> C. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.<br /> D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)<br /> Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo? Điểm sáng tạo của<br /> cương lĩnh?<br /> ---------- HẾT ---------Trang 3/3- Mã Đề 752<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2