SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN SINH HỌC - KHỐI 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ, tên thí sinh:.......................................................SBD:.........................<br />
<br />
Mã đề thi 221<br />
<br />
I. Trắc nghiệm: (7,0 điểm)<br />
Câu 1: Trong các hiện tượng sau, thường biến là hiện tượng:<br />
A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.<br />
B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.<br />
C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng<br />
D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.<br />
Câu 2: kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là<br />
A. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau<br />
B. các gen không có hoà lẫn vào nhau<br />
C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn<br />
D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn<br />
Câu 3: Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây ở người là do gen đột biến lặn gây nên?<br />
A. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.<br />
B. Bệnh bạch tạng.<br />
C. Hội chứng Tơcnơ<br />
D. Hội chứng Claiphentơ (Klaiphentơ).<br />
Câu 4: Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong cùng<br />
một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác<br />
A. đồng trội.<br />
B. át chế.<br />
C. bổ trợ.<br />
D. cộng gộp.<br />
Câu 5: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?<br />
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.<br />
B. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chứa một nhân tố của cặp.<br />
C. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.<br />
D. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.<br />
Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?<br />
A. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.<br />
B. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.<br />
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.<br />
D. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.<br />
Câu 7: Nhân tố nào ít ảnh hưởng nhất tới cân bằng Hac đi – Van bec<br />
A. phiêu bạt gen B. Nhập gen<br />
C. Giao phối không tự do<br />
D. Đột biến.<br />
Câu 8: Quần thể có thành phần kiểu gen có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?<br />
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% AA. B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.<br />
C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% Aa.<br />
D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.<br />
Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục<br />
còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?<br />
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.<br />
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.<br />
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.<br />
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.<br />
Câu 10: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen<br />
A, a lần lượt là:<br />
A. 0,7 ; 0,3<br />
B. 0,8 ; 0,2<br />
C. 0,3 ; 0,7<br />
D. 0,2 ; 0,8<br />
Câu 11: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?<br />
A. Lai khác dòng.<br />
B. Lai khác dòng kép. C. Lai phân tích.<br />
D. Lai thuận nghịch.<br />
Câu 12: Một gen dài 4250 Ao và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclếôtit loại T chiếm 40% tổng số<br />
nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số<br />
nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.<br />
<br />
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 221<br />
<br />
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.<br />
<br />
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.<br />
<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 13: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so<br />
với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của :<br />
A. giả thuyết cộng gộp.<br />
B. giả thuyết siêu trội.<br />
C. hiện tượng ưu thế lai.<br />
D. hiện tượng thoái hoá.<br />
Câu 14: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành<br />
chiều cao cây. cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây<br />
cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F2 là bao nhiêu?<br />
A. 1/4<br />
B. 1/32<br />
C. 1/64<br />
D. 1/16<br />
Câu 15: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:<br />
A. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.<br />
B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể<br />
C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.<br />
D. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.<br />
Câu 16: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1<br />
cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:<br />
A. AaBbDDddEe và AaBbEe.<br />
B. AaBbDDdEe và AaBbdEe.<br />
C. AaBbDddEe và AaBbDEe.<br />
D. AaBbDddEe và AaBbdEe.<br />
Câu 17: Nhờ hiện tượng hoán vị gen mà các gen… (M : alen/ N : không alen) nằm trên… (C: các cặp<br />
NST tương đồng khác nhau/ D: các NST khác nhau của cặp tương đồng) có điều kiện tổ hợp với nhau<br />
trên… (K: cùng 1 kiểu gen/ S: cùng một NST) tạo thành nhóm gen liên kết.<br />
A. M, C, K<br />
B. N, C, S<br />
C. M, C, S<br />
D. M, D, S<br />
Câu 18: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?<br />
A. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.<br />
B. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.<br />
C. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.<br />
Câu 19: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền<br />
A. như các gen trên NST thường B. theo dòng mẹ.<br />
C. thẳng.<br />
D. chéo.<br />
Câu 20: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng<br />
A. đảo đoạn.<br />
B. chuyển đoạn.<br />
C. lặp đoạn và mất đoạn.<br />
D. hoán vị gen.<br />
Câu 21: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả<br />
do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả<br />
bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu<br />
được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình<br />
phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau,<br />
có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?<br />
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.<br />
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.<br />
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.<br />
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.<br />
A. 2<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
<br />
D. 1<br />
<br />
II. Tự luận: (3,0 điểm)<br />
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:<br />
♀aaBbCcDdEe x ♂AaBbccDdEe<br />
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho<br />
biết:<br />
a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? (2 điểm)<br />
b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? (1 điểm)<br />
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 221<br />
<br />