SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
<br />
MÔN: LỊCH SỬ 12<br />
<br />
---------------<br />
<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Mã đề: 796<br />
<br />
Đề gồm có 4 trang, 40 câu<br />
Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br />
<br />
Câu 1: Cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay<br />
sai ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước?<br />
A. Vai trò quyết định trực tiếp<br />
B. Vai trò hỗ trợ trực tiếp<br />
C. Vai trò cơ bản nhất<br />
D. Vai trò quyết định nhất<br />
Câu 2: Để đánh đổ đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng lần đầu<br />
tiên được Đảng lao động Việt Nam đề ra tại<br />
A. Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960).<br />
B. Hội nghị lần thứ 21, Ban chấp hành Trung ương (7/1973).<br />
C. Hội nghị lần thứ 15, Ban chấp hành Trung ương Đảng(1/1959).<br />
D. Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I (Từ ngày 20 đến ngày 26/3/1955)<br />
Câu 3: Ý nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định Pa ri (27/1/1973)?<br />
A. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng.<br />
B. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.<br />
C. Mĩ đã phải rút hết quân về nước.<br />
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.<br />
Câu 4: Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?<br />
A. “Người cày có ruộng”<br />
B. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”<br />
C. “Tấc đất, tấc vàng”<br />
D. Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”<br />
Câu 5: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến<br />
tranh cục bộ” là<br />
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi)<br />
B. Đồng Xoài (Bình Phước)<br />
C. Ba Gia (Quảng Ngãi)<br />
D. An Lão (Bình Định)<br />
Câu 6: Ngày 10-10-1954 đi vào lịch sử Việt Nam với ý nghĩa là<br />
A. ngày kí Hiệp định Gionevo<br />
B. ngày quân Pháp rút khỏi miền Bắc<br />
C. ngày Trung ương Đảng và Bác Hồ về Hà Nội<br />
D. ngày giải phóng Thủ đô<br />
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”<br />
(1965 -1968) và chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thi hành ở Việt Nam?<br />
A. Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ.<br />
B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.<br />
C. Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”.<br />
D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.<br />
Câu 8: Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?<br />
A. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.<br />
B. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới.<br />
C. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội.<br />
D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta.<br />
Câu 9: Chiến thắng Vạn Tường ( 8-1965 ) được xem là sự kiện mở đầu cao trào<br />
A. “ Lùng Mĩ mà đánh – tìm ngụy mà diệt ’’<br />
B. “ Noi gương Vạn Tường, giết giặc lập công”<br />
C. “ Tìm Mĩ mà diệt – lùng ngụy mà đánh ’’<br />
D. “Tìm Mĩ mà đánh – lùng ngụy mà diệt ”<br />
Câu 10: Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thì<br />
A. Mĩ đã tận dụng tối đa lực lượng quân Đồng minh của Mĩ trên chiến trường.<br />
B. Mĩ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 796<br />
<br />
C. Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn làm xung kích trên chiến trường Đông Dương.<br />
D. Quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ được tăng cường để đổ bộ xâm lược miền Bắc.<br />
Câu 11: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” là<br />
nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào?<br />
A. “Chiến dịch Tây Nguyên<br />
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh<br />
C. Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng<br />
D. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long<br />
Câu 12: Thắng lợi nào của ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” được ví như trận Ấp Bắc?<br />
A. Thắng lợi ở Núi Thành<br />
B. Thắng lợi ở Vạn Tường<br />
C. Thắng lợi trong đông – xuân 1965 -1966<br />
D. Thắng lợi Ba Gia – Đồng Xoài.<br />
Câu 13: Điểm mới về cơ bản của “Chiến tranh cục bộ” so với “Chiến tranh đặc biệt” là<br />
A. Được Mĩ viện trợ vũ khí và phương tiện chiến tranh<br />
B. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.<br />
C. Có sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Mĩ<br />
D. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân Đồng Minh của Mĩ.<br />
Câu 14: Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế dộ chính trị khác nhanh là đặc điểm nổi bật<br />
của tình hình nước ta sau khi kí Hiệp định nào ?<br />
A. Hiệp ước Hoa-Pháp<br />
B. Hiệp định Sơ bộ<br />
C. Hiệp định Giơnevơ<br />
D. Hiệp định Pari<br />
Câu 15: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đánh dấu sự phá sản về cơ bản của “ chiến tranh đặc<br />
biệt” ( 1961-1965) của Mĩ ?<br />
A. An Lão<br />
B. Ấp Bắc<br />
C. Ba Gia<br />
D. Bình Giã<br />
Câu 16: Lý do quyết định để Đảng Lao Động Việt Nam đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là<br />
A. Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, quân ngụy mất chỗ dựa<br />
B. Quân Mỹ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa<br />
C. Sau chiến thắng Phước Long, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta<br />
D. Khả năng chi viện tốt của chiến trường miền Bắc cho chiến trường miền<br />
Câu 17: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam được xác định ngay sau năm 1954 là gì?<br />
A. Khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh<br />
B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.<br />
D. Tiến hành các cuộc cải cách kinh tế, ổn định tình hình chính trị.<br />
Câu 18: Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá chiến<br />
tranh ”là gì?<br />
A. Mĩ ra sức dồn dân, lập ấp, coi ấp chiến lược là quốc sách<br />
B. Thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”<br />
C. Mở ra các cuộc tiến công để tìm diệt và bình định<br />
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộngchiến tranh ra toàn Đông Dương<br />
Câu 19: Đế quốc Mĩ chủ trương dồn dân lập “Ấp chiến lược” ở miền Nam nhằm mục đích gì?<br />
A. Cô lập lực lượng cách mạng miền Nam.<br />
B. Xây dựng các pháo đài chiến đấu trên khắp miền Nam<br />
C. Ổn định, phát triển kinh tế nông nghiệp.<br />
D. Hỗ trợ nông dân miền Nam phát triển kinh tế<br />
Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản về lực lượng giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh, Đông Dương hóa<br />
chiến tranh” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đế quốc Mĩ tiến hành ở Miền Nam Việt Nam là<br />
A. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân viễn chinh của Mĩ<br />
B. Quân đội Sài Gòn là lưc lượng xung kích trên toàn chiến trường Đông Dương.<br />
C. Sử dụng chủ yếu là quân Đồng minh của Mĩ.<br />
D. Sử dụng chủ yếu là lực lượng quân đội Sài Gòn, có cố vấn Mĩ chỉ huy.<br />
Câu 21: Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam đã thống nhất thành<br />
A. “Việt Nam giải phóng quân”<br />
B. “Quân giải phóng miền Nam”<br />
C. “Cứu quốc quân”<br />
D. “ Quân đội quốc gia Việt Nam”<br />
Câu 22: Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam khi đang<br />
A. bị mất ưu thế về hỏa lực<br />
B. thất bại trên chiến trường<br />
C. chủ động trên chiến trường.<br />
D. bị mất ưu thế về binh lực<br />
Câu 23: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 không tác động đến việc<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 796<br />
<br />
A. Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.<br />
B. Mĩ phải tuyến bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.<br />
C. Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược.<br />
D. Mĩ phải chấp nhận đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.<br />
Câu 24: Sau Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi (3/1975), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã chuyển<br />
sang giai đoạn nào?<br />
A. Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.<br />
B. Tiến công chiến lược ở thành thị, giải phóng các đô thị.<br />
C. Tiến công chiến lược ở Tây Nguyên.<br />
D. Tiến công chiến lược ở các vùng nông thôn.<br />
Câu 25: Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã có quyết định gì đối với cách<br />
mạng miền Nam?<br />
A. Cách mạng miền Nam bước vào thời kì đấu tranh bí mật để bảo toàn lực lượng.<br />
B. Cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ Mĩ – Diệm<br />
C. Yêu cầu nhân dân miền Nam tiếp tục kiên trì đấu tranh chính trị, hòa bình để đòi thi hành Hiệp định Giơ – ne<br />
–vơ.<br />
D. Chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam<br />
Câu 26: “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng có ý nghĩa quyết định như thế nào?<br />
A. Mĩ phải kí Hiệp định đình chiến với miền Bắc và thay đổi chiến lược ở miền Nam.<br />
B. Mĩ phải tăng cường đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền Nam.<br />
C. Buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược chiến tranh mới ở miền Nam Việt Nam.<br />
D. Buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.<br />
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của phong trào “Đồng Khởi” ?<br />
A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam.<br />
B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.<br />
C. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20.12.1960).<br />
D. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đưa tay sai mới lên cầm quyền (11.1963).<br />
Câu 28: Để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới,thành căn cứ quân sự ở Đông Dương và<br />
Đông Nam Á, Mĩ đã làm gì?<br />
A. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.<br />
B. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.<br />
C. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ -ne-vơ mà Pháp chưa thi hành.<br />
D. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương .<br />
Câu 29: Hội nghị Bộ chính trị TWĐ họp (10-1974), quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ<br />
yếu trong năm 1975 vì lý do nào dưới đây?<br />
A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược, lực lượng địch tập trung ở đây mỏng, nhiều sơ hở<br />
B. Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng quân địch tập trung đông<br />
C. Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy<br />
D. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mỹ - ngụy ở miền Nam<br />
Câu 30: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay<br />
sai của chúng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?<br />
A. Có vai trò quyết định trực tiếp<br />
B. Có vai trò quan trọng nhất<br />
C. Có vai trò cơ bản nhất<br />
D. Có vai trò quyết định nhất.<br />
Câu 31: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9-1960) diễn ra trong bối cảnh nào ?<br />
A. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ<br />
B. Cách mạng hai miền đang chống lại chiến tranh phá hoại lần 1 của Mĩ<br />
C. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng<br />
D. Cách mạng miền Nam Việt Nam đã đứng trước những khó khăn<br />
Câu 32: Trong “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?<br />
A. Lính Âu –Phi<br />
B. Quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ<br />
C. Quân đội các nước chư hầu của Mĩ.<br />
D. Quân đội Mĩ<br />
Câu 33: Ý nào dưới đây không có trong nội dung Hiệp định Pari?<br />
A. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.<br />
B. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.<br />
C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.<br />
D. Quân đội Mĩ và Đồng minh của Mĩ tập kết ở miền Nam và sẽ rút dần trong vòng 2 năm.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 796<br />
<br />
Câu 34: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định<br />
Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?<br />
A. Cả hai miền đã hòa bình, thống nhất và cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội.<br />
B. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất đất nước.<br />
C. Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.<br />
D. Miền Bắc hòa bình bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.<br />
Câu 35: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?<br />
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.<br />
B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.<br />
C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt nam.<br />
D. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.<br />
Câu 36: Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra vào thời điểm 11h30 phút ngày 30-4-1975 ?<br />
A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập<br />
B. Quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh<br />
C. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức<br />
D. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập<br />
Câu 37: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình cách mạng miền Nam ngay sau Hiệp định Giơ –nevơ năm 1954 về Đông Dương?<br />
A. Nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm<br />
B. Mĩ –Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “Tố cộng, diệt cộng”.<br />
C. Đấu tranh vũ trang sôi nổi, quyết liệt đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.<br />
D. Các chính sách của Mĩ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất<br />
Câu 38: Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ chính trị đề ra đã chỉ rõ<br />
A. Nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam ngay cuối năm 1974.<br />
B. Sẽ giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976, trọng tâm là năm 1976.<br />
C. Nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.<br />
D. Không thể giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.<br />
Câu 39: Nội dung nào không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ I của Mĩ<br />
A. uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ở 2 miền đất nước<br />
B. dành thắng lợi ở miền Bắc để kết thúc chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam<br />
C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam<br />
D. phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc<br />
Câu 40: Mĩ tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm mục đích gì?<br />
A. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.<br />
B. Buộc miền Bắc phải kí Hiệp định đầu hàng.<br />
C. Chuẩn bị cho kế hoạch hành quân đánh chiếm miền Bắc.<br />
D. Nhanh chóng bình định miền Bắc<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 796<br />
<br />