ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2011<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br />
Trường Quốc Học Quy Nhơn<br />
<br />
Câu 1 (3 điểm):<br />
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ), trình bày suy nghĩ của anh /chị về câu nói<br />
của D. Điđơrô:<br />
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái<br />
gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.<br />
<br />
Câu 2 (7 điểm):<br />
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của<br />
Nguyễn Tuân (Trích Ngữ Văn 12, tập I, NXB Giáo dục - 2006).<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu<br />
chặt chẽ, diễn dạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều<br />
cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý<br />
chính sau:<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận - câu nói của D. Điđơrô.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
- Giải thích Mục đích là điều mà người ta nhắm vào đó để theo<br />
0,25<br />
đuổi và phấn đấu đạt tới trong cuộc sống.<br />
1<br />
(3<br />
điểm)<br />
<br />
- Hành động không có mục đích sẽ không đạt được kết quả, dễ bị<br />
thất bại. Sống không có mục đích, con người trở nên vô dụng,<br />
0,75<br />
cuộc đời mất hết ý nghĩa “không có mục đích, anh không làm<br />
được gì cả”.<br />
- Trong cuộc sống, mục đích có 2 loại:<br />
+ Mục đích tầm thường là hướng tới kết quả vị kỉ hẹp hòi, có lợi<br />
cho mình nhưng tai hại đối với người khác, chỉ thấy mối lợi trước 0,75<br />
mắt mà không thấy tai hại về sau “Anh cũng không làm được<br />
cái gì vĩ đại”<br />
+ Mục đích cao cả, vĩ đại luôn hướng về cộng đồng, tổ quốc, dân<br />
tộc luôn nghĩ đến cái ta chung Là động lực thúc đẩy con người<br />
0,75<br />
vươn lên trong cuộc sống, làm nên sự nghiệp lớn. Người có ý chí<br />
luôn hướng tới mục đích cao cả.<br />
- Bài học nhận thức, hành động: Xác định mục đích sống đúng<br />
0,25<br />
đắn, phù hợp với lí tưởng thời đại, phấn đấu, vươn lên…<br />
<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học. Kết<br />
cấu chặt chẽ, diễn dạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,<br />
ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn<br />
Nguyễn Tuân và tuỳ bút Người lái đò sông Đà, học sinh có thể<br />
trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản<br />
sau:<br />
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tuỳ bút Người lái đò sông Đà và<br />
0,5<br />
hình tượng sông Đà.<br />
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được quan sát với nhiều góc nhìn:<br />
+ Từ trên máy bay nhìn xuống sông Đà quyến rũ ở dáng vẻ 1,0<br />
mềm mại, dịu dàng “như một áng tóc trữ tình…”; sông Đà hấp dẫn<br />
ở sắc nước thay đổi theo mùa…<br />
2<br />
(7<br />
điểm)<br />
<br />
+ Sau chuyến đi rừng dài ngày gặp lại sông Đà hiện lên “như<br />
một cố nhân” đằm dịu, thầm kín với ánh nắng sáng trong ấm áp,<br />
1,5<br />
với bờ bãi sông Đà trải dài…tất cả khiến lòng nhà văn ngập tràn<br />
niềm vui khôn xiết.<br />
+ Khi đi thuyền trên sông Đà con sông vắng lặng, hoang sơ,<br />
hồn nhiên như thế giới cổ tích, huyền thoại; cảnh vật 2 bên bờ non<br />
tơ, mơn mởm, đầy sức sống “nương ngô…”, “cỏ gianh đồi núi…”, 1,5<br />
“con hươu thơ…”, “áng cỏ sương…”, gợi hồn thơ. Sông Đà thật<br />
thơ mộng, gợi cảm.<br />
- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, phong phú, giàu sức gợi; thủ pháp<br />
so sánh, nhân hoá linh hoạt; liên hệ tạt ngang rất phóng túng, tài 2,0<br />
hoa; cách nhìn, cách cảm độc đáo…<br />
- Ca ngợi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của dòng sông, của thiên nhiên<br />
0,5<br />
Tây Bắc Tình yêu quê hương đất nước của nhà văn.<br />
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và<br />
kiến thức.<br />
<br />