intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

226
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn là tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập cho các em học sinh lớp 7. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức lý thuyết thì việc thực hành làm đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 7 sẽ giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi và nâng cao kỹ năng trình bày bài tập Sinh. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp 7….. Họ và tên: …………………………….. Điểm: KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018 Môn: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút Lời phê của giáo viên: ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - Thời gian làm bài 15 phút) Khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1: Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung gì? A. Có kích thước hiển vi C. Cấu tạo chỉ 1 tế bào. B. Có kích thước lớn D. Cấu tạo nhiều tế bào Câu 2: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Ăn uống. B. Hô hấp. C. Qua muỗi đốt. D. Qua ruồi. Câu 3: Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Ăn uống. B. Hô hấp. C. Qua muỗi đốt. D. Qua ruồi. Câu 4: Loài động vật nào sau đây sinh sản bằng cách phân nhiều? A. Trùng roi xanh. C. Trùng giày. B. Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét. Câu 5: Vật chủ trung gian của sán dây là: A. ốc gạo, ốc mút. B. trâu, bò, lợn. C. ốc ao, ốc tai. D. ốc mút, ốc tai. Câu 6: Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Đường hô hấp. C. Đường ăn uống. B. Đường máu. D. Xâm nhập qua da. Câu 7: Ốc sên có hại vì A. chúng ăn các loài sâu bọ. C. làm thuốc chữa bệnh B. làm thức ăn cho người và động vật D. phá hại mùa màng Câu 8: Trai sông có những ích lợi là A. để xuất khẩu. C. làm thuốc chữa bệnh. B. làm thức ăn cho người và động vật D. làm sạch môi trường nước. Câu 9: Trai sông được xếp vào lớp động vật nào sau đây? A. Giáp xác. B. Chân bụng. C. Chân đầu. D. Chân rìu. Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành Thân mềm? A. Bạch tuộc, trai, ốc sên. C. Bạch tuộc, ốc vặn, giun đỏ. B. Ốc sên, trai, giun đất. D. Ốc tù và, rươi, ốc anh vũ. Câu 11: Bọ cạp được xếp vào lớp nào sau đây? A. Lớp Giáp xác. B. Lớp Sâu bọ. C. Lớp chân đầu. D. Lớp Hình nhện. Câu 12: Nhóm Sâu bọ nào gây hại? A. Ong mật, chuồn chuồn, châu chấu. C. Bướm, ong mắt đỏ, ve sầu. B. Chấu chấu, ruồi, muỗi. D. Dế mèn, bọ ngựa, bọ cánh cứng. Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp 7….. Họ và tên: …………………………….. Điểm: KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018 Môn: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút Lời phê của giáo viên: ĐỀ 2 I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm – Thời gian làm bài 15 phút) Khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Câu 1: Loài động vật nguyên sinh nào vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính? A. Trùng roi. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày D. Trùng sốt rét Câu 2: Khi ở môi trường ngoài trùng kiết lị có hiện tượng: A. phân đôi cơ thể. C. phân nhiều. B. kết bào xác. D. di chuyển tìm nơi kí sinh. Câu 3: Đặc điểm chỉ có ở trùng roi xanh không có ở động vật khác là A. có chân giả. B. có chứa diệp lục. C. có 2 nhân. D. có 1 nhân. Câu 4: Động vật nguyên sinh có 2 nhân là A. trùng biến hình B. trùng roi. C. trùng giày. D. trùng sốt rét. Câu 5: Vật chủ trung gian của sán dây là A. trâu, bò, lợn. B. ốc gạo, ốc mút. C. ốc ao, ốc tai. D. ốc mút, ốc tai. Câu 6: Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Đường ăn uống. C. Đường hô hấp. B. Đường máu. D. Xâm nhập qua da. Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây được xếp vào ngành Thân mềm? A. Mực, bạch tuột. C. Sò, ốc bươu vàng, ốc sên. B. Hà sông, tôm ở nhờ, nghêu. D. Sò huyết, tôm hùm, trai sông. Câu 8: Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm như thế nào? A. Luộc chín trai. C. Đập vỡ vỏ trai. B. Ngâm trai vào nước. D. Cắt 2 cơ khép vỏ. Câu 9: Đặc điểm của ốc sên khác ốc vặn là A. có vỏ đá vôi. C. kiểu vỏ xoắn ốc. B. có 1 mảnh vỏ. D. vỏ không có nắp đậy. Câu 10: Loài nào sau đây có giá trị xuất khẩu? A. Sò lông B. Sò đá. C. Ốc bươu. D. Bào ngư. Câu 11: Bọ cạp được xếp vào lớp nào sau đây? A. Lớp Giáp xác B. Lớp Hình nhện. C. Lớp chân đầu. D. Lớp Sâu bọ. Câu 12: Nhóm Sâu bọ nào gây hại? A. Ong mật, chuồn chuồn, châu chấu. C. Chấu chấu, ruồi, muỗi. B. Bướm, ong mắt đỏ, ve sầu. D. Dế mèn, bọ ngựa, bọ cánh cứng. ĐỀ KIỂM TRA SINH 7 HỌC KÌ I (2017 – 2018) II. TỰ LUẬN : (7điểm – Thời gian làm bài 30 phút) Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày cấu tạo của thủy tức. Câu 2: (2,5 điểm) Sau khi tìm hiểu các động vật thuộc ngành Giun đốt các em hãy cho biết: a/ Giun đất có cấu tạo ngoài như thế nào để thích nghi với đời sống chui rúc trong đất? b/ Kể tên 4 loài Giun đốt và cho biết chúng có lợi hay có hại? Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông. Câu 4: (1 điểm) Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới trở thành châu chấu trưởng thành? ……………………………………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA SINH 7 HỌC KÌ I (2017 – 2018) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1: I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Có 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm: 1 A, C 2A 3C 4D 5B 6C 7D 8 B, D 9D 10 A 11D ĐỀ 2: I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Có 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1C 2B 3B 4C 5A 6A 7 A, C 8D 9D 10D 11B 12B 12C. II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) * Cấu tạo ngoài (0,5 điểm) Thủy tức có hình trụ dài, phần dưới là đế bám, phần trên là lỗ miệng với các tua miệng xung quanh. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. * Cấu tạo trong (1,5 điểm) Thành cơ thể có 2 lớp tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa: - Lớp ngoài gồm: Tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì – cơ. - Lớp trong gồm: Tế bào mô cơ – tiêu hóa. Giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng, lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa gọi là ruột túi. Câu 2: (2,5 điểm) a/ Cấu tạo ngoài của giun đất 1,5 điểm, có 6 ý mỗi ý đúng 0,25 điểm Cơ thể dài gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một vòng tơ. Đai và lỗ sinh dục tập trung ở phía trước cơ thể. Ở mặt bụng: ngay trên đai là lỗ sinh dục cái, sau đai là lỗ sinh dục đực, phía trước có các lỗ nhận tinh. b/ Nêu được 4 loài Giun đốt 0,25 điểm, đúng vai trò của loài 0,25 điểm. - Giun đất : có lợi - Gium đỏ: có lợi - Rươi: có lợi - Đỉa: có hại Câu 3: (1,5 điểm) Có 6 ý, mỗi ý đúng 0,25 điểm. Cơ thể tôm gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng. - Phần đầu – ngực: + Mắt, râu: định phướng phát triển mồi. + Chân hàm: giữ và xử lý mồi. + Chân ngực: bắt mồi và bò. - Phần bụng gồm: + Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng (con cái) + Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy. Câu 4: (1 điểm) Có 2 ý, mỗi ý đúng 0,5 điểm - Vì lớp vỏ kitin của cơ thể kém đàn hồi khi lớn lên vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. - Khi lột xác, trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2