intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 27/12/2021 (Đề có 2 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á là A. Hi-ma-lay-a B. Côn Luân C. Thiên Sơn D. Cap-ca Câu 2: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của châu Á? A. Là một bộ phận của lục địa Á-Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Câu 3: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. B. Kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. Kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa. D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương. Câu 4: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong khu vực có kiểu khí hậu A. nhiệt đới gió mùa . B. gió mùa cận nhiệt và ôn đới. C. cận nhiệt Địa Trung Hải. D. hàn đới. Câu 5: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là A. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây. B. đông- tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. C. tây bắc – đông nam và vòng cung. D. bắc – nam và vòng cung. Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư, xã hội châu Á? A. Là châu lục đông dân nhất thế giới . B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc . C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn . D. Là châu lục có mật độ dân số thấp nhất thế giới . Câu 7: Loại cây lương thực đóng vai trò quan trọng nhất châu Á là A. lúa mì. B. lúa mạch. C. lúa gạo D. ngô. Câu 8: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi châu Á? A. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị. B. Có nhiều nước quanh năm và không đóng băng. C. Sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. D. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. Câu 9: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á? A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục . B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển . C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị. D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây .
  2. Câu 10: Dân cư châu Á phân bố chủ yếu ở đâu? A. Trung Á, Đông Nam Á, Nam Á. B. Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. C. Tây Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. D. Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Á. Câu 11: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm đáng kể là kết quả của việc A. chuyển cư. B. phân bố lại dân cư. C. thu hút nhập cư. D. thực hiện tốt các chính sách dân số. Câu 12: Quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất châu Á? A. Nhật Bản . B. Ấn Độ. C. Hàn Quốc . D. Trung Quốc Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á? A. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng . B. Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng . C. Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á . D. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất thế giới . Câu 14: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là A. than đá. B. vàng. C. kim cương. D. dầu mỏ. Câu 15: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu trên phần đất liền của khu vực Đông Á? A. Phía tây Trung Quốc . B. Phía đông Trung Quốc . C. Bán đảo Triều Tiên . D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền. II: TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nam Á có mấy miền địa hình. Nêu đặc điểm của mỗi miền. Câu 2: (2 điểm) Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới và nhiều kiểu khác nhau ? Câu 3: (1 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về dân số của châu Á. Đơn vị tính : triệu người ) Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân 600 880 1,402 2,100 3,110 3,766* (* chưa tính số dân của Liên bang Nga thuộc châu Á) ---------------------Hết--------------------
  3. PHÒNG GDĐT HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I: MÔN ĐỊA LÍ 8 Năm học : 2021-2022 TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng 0,33 điểm, đúng 3 câu ghi 1,0điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C A A B D C B D B D A D D A TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Nam Á có mấy miền địa hình. Nêu đặc điểm của mỗi miền. 2,0 Câu Nam Á có 3 miền địa hình 0,5 1 - Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây 0,5 bắc – đông nam. - Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển 0,5 A-rap đến bờ vịnh Ben-gan. - Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.. 0,5 Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới và nhiều kiểu 2,0 khác nhau ? Câu - Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khi hậu khác nhau là do lãnh 0,5 2 thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. - Ở mỗi đới lại chia thành nhiều kiểu là do lãnh thổ rất rộng lớn, có các 1,5 dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Nêu nhận xét về dân số của châu Á: Câu 1,0 3 Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn. (HS có thể có các nhận xét khác, nếu đúng vẫn ghi điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2