SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT<br />
---------------<br />
<br />
THI HKI - KHỐI 10<br />
BÀI THI: GDCD 10<br />
(Thời gian làm bài: 45 phút)<br />
MÃ ĐỀ THI: 301<br />
<br />
Họ tên thí sinh:.................................................SBD:......................<br />
Câu 1: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc<br />
điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?<br />
A. Tính tất yếu.<br />
B. Tính đúng đắn.<br />
C. Tính khách quan.<br />
D. Tính kế thừa.<br />
Câu 2: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi?<br />
A. Muối ba năm còn mặn.<br />
B. Chín quá hóa nẫu.<br />
C. Gần mực thì đen.<br />
D. Sau cơn mưa trời lại sáng.<br />
Câu 3: Câu nào dưới đây thể hiện sự thống nhất theo triết học?<br />
A. Hoạt động dạy và hoạt động học của lớp 10K.<br />
B. K và L thống nhất làm bài tập nhóm vào ngày mai.<br />
C. Lớp 10H thống nhất bầu B làm lớp trưởng.<br />
D. Lớp 10A thống nhất đi viếng nghĩa trang liệt sĩ vào cuối tuần.<br />
Câu 4: Điểm ưu việt nhất của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội khác là ở nội dung nào dưới đây?<br />
A. Là một xã hội phát triển cao.<br />
B. Là một xã hội có nền văn hóa tiên tiến.<br />
C. Là một xã hội có mức sống cao.<br />
D. Là một xã hội không có sự áp bức bóc lột.<br />
Câu 5: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau là nội dung của khái<br />
niệm nào dưới đây?<br />
A. Sự đấu tranh.<br />
B. Sự thống nhất.<br />
C. Mâu thuẫn.<br />
D. Mặt đối lập.<br />
Câu 6: Chất là khái niệm dùng để chỉ<br />
A. tất cả những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng.<br />
B. những đặc điểm, cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.<br />
C. những đặc điểm bên ngoài, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó.<br />
D. những thuộc tính vốn có, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 7: Sau khi học xong bài Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng, H nói với M, này M cô<br />
giáo vừa dạy chúng mình mâu thuẫn chính là nguồn gốc vận động phát triển, vậy để lớp mình phát triển tớ<br />
với cậu hãy tạo ra thật nhiều mâu thuẫn trong lớp nhé. Nếu là M, em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?<br />
A. Không đồng ý với H và giải thích cho H hiểu rõ mâu thuẫn khách quan mới đem lại sự phát triển.<br />
B. Đồng ý với H cùng tạo ra mâu thuẫn cho lớp phát triển.<br />
C. Đồng ý với H và rủ thêm nhiều bạn cùng làm.<br />
D. Không đồng ý với H và giải thích với H là nếu chỉ có hai người làm sẽ không hiệu quả.<br />
Câu 8: Em đặt ra cho mình mục tiêu là đạt học sinh giỏi trong năm học này. Để đạt được mục tiêu của<br />
mình, em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây trong học tập?<br />
A. Kiên trì học tập từ cơ bản đến nâng cao.<br />
B. Học tất cả những kiến thức trong sách giáo khoa.<br />
C. Chịu khó học hỏi những bạn giỏi trong trường.<br />
D. Học những kiến thức nâng cao và chuyên sâu.<br />
Câu 9: Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất?<br />
A. Lượng đổi làm cho chất đổi.<br />
B. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật.<br />
C. Chất mới ra đời bao hàm lượng cũ.<br />
D. Mỗi chất có một lượng tương ứng.<br />
<br />
Mã đề thi 301 - Trang số : 1<br />
<br />
Câu 10: Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?<br />
A. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.<br />
B. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.<br />
C. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.<br />
D. Phủ định siêu hình diễn ra do sự phát triển của sự vật hiện tượng.<br />
Câu 11: Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về mặt đối lập theo quan điểm của Triết học?<br />
A. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong sự vật, hiện tượng.<br />
B. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với sự vật.<br />
C. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng.<br />
D. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm trái ngược nhau.<br />
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng với mâu thuẫn trong Triết học?<br />
A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.<br />
B. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống, vừa đấu tranh với nhau.<br />
C. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.<br />
D. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
Câu 13: Hiện nay với sự xuất hiện của rất nhiều phương tiện giao thông sẽ làm tăng lượng khí thải gây ô<br />
nhiễm môi trường, nên các nhà khoa học phải nghiên cứu tìm ra được các loại nhiên liệu sạch… góp bảo<br />
vệ môi trường, điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Động lực của nhận thức.<br />
B. Cơ sở của nhận thức.<br />
C. Mục đích của nhận thức.<br />
D. Tiêu chuẩn của chân lí.<br />
Câu 14: Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết<br />
A. sử dụng cung tên.<br />
B. ăn chín, uống sôi.<br />
C. làm nhà ở.<br />
D. chế tạo công cụ lao động.<br />
Câu 15: Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, quá trình nhận thức diễn ra<br />
A. khó khăn.<br />
B. phức tạp.<br />
C. đơn giản.<br />
D. quanh co.<br />
Câu 16: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về triển vọng của cái mới?<br />
A. Hết nắng lại mưa.<br />
B. Sông có khúc người có lúc.<br />
C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.<br />
D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai.<br />
Câu 17: Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức cho học sinh có tinh thần tập thể mạnh dạn phê<br />
bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong trường hợp này,<br />
giáo viên chủ nhiệm đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?<br />
A. Điều hòa mâu thuẫn.<br />
B. Thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
D. Thống nhất mâu thuẫn.<br />
Câu 18: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là<br />
A. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.<br />
B. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.<br />
C. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.<br />
D. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng thụt lùi<br />
Câu 19: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất?<br />
A. Chế tạo máy cấy lúa.<br />
B. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.<br />
C. Tham gia cứu trợ lũ lụt.<br />
D. Nghiên cứu giống lúa mới.<br />
Câu 20: Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội<br />
A. tạo công ăn việc làm.<br />
B. đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.<br />
C. đảm bảo các quyền lợi chính đáng.<br />
D. chăm sóc sức khỏe.<br />
Câu 21: Vận dụng kiến thức về khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng, em hãy cho biết quá trình<br />
học học tập của học sinh diễn ra theo cách nào dưới đây?<br />
A. Theo đường tròn khép kín.<br />
B. Theo đường parabol phức tạp.<br />
C. Theo đường xoắn ốc đi lên.<br />
D. Theo đường thẳng đi lên.<br />
Mã đề thi 301 - Trang số : 2<br />
<br />
Câu 22: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính?<br />
A. Thương người như thể thương thân.<br />
B. Trăm dâu đổ đầu tằm.<br />
C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.<br />
D. Gừng cay, muối mặn.<br />
Câu 23: Theo triết học sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập<br />
A. thống nhất biện chứng với nhau.<br />
B. liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại.<br />
C. gắn bó với nhau, cùng bổ sung cho nhau phát triển.<br />
D. gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.<br />
Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?<br />
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất.<br />
B. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động ý thức.<br />
C. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.<br />
D. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động khách quan.<br />
Câu 25: Bạn Lan vừa mua được cái áo mới liền đem khoe với các bạn trong lớp, áo tớ mua có màu sắc và<br />
hoa văn rất đẹp và nổi bật, đảm bảo chất lượng cái áo sẽ rất tốt. Nhận xét của bạn A thể hiện nội dung nào<br />
dưới đây?<br />
A. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức.<br />
B. Giai đoạn nhận thức cảm tính.<br />
C. Quá trình nhận thức khách quan.<br />
D. Giai đoạn nhận thức lí tính.<br />
Câu 26: Nhận thức lý tính dựa trên<br />
A. các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại.<br />
B. khả năng tiếp xúc, phán đoán.<br />
C. sự tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng.<br />
D. các đặc điểm bên ngoài của sự vật.<br />
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?<br />
A. Ăn vóc học hay.<br />
B. Con hơn cha là nhà có phúc.<br />
C. Cá không ăn muối cá ươn.<br />
D. Học thầy không tày học bạn.<br />
Câu 28: Trong một sự vật và hiện tượng, chất và lượng luôn<br />
A. đấu tranh với nhau.<br />
B. thống nhất với nhau.<br />
C. vận động phát triển.<br />
D. thay đổi không ngừng.<br />
Câu 29: H và T tranh luận với nhau. H cho rằng hiện nay việc nhiều người dân sử dụng các loại lưới dày<br />
để bắt cá là rất tốt vì điều đó giúp bắt được nhiều cá tăng thu nhập cho gia đình đảm bảo sự tồn tại và phát<br />
triển của con người và xã hội, T thì nói hành động đó không tốt vì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên ảnh hưởng<br />
đến sự phát triển bền vững. Nếu gặp trường hợp đó em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?<br />
A. Đồng ý với ý kiến của M vì M đã thấy được vai trò của sản xuất của cải vật chất.<br />
B. Không đồng ý với ý kiến của cả hai bạn.<br />
C. Không quan tâm đến việc tranh luận của hai bạn.<br />
D. Đồng ý với ý kiến của T vì T đã thấy được hậu quả của việc chỉ nghỉ đến lợi ích trước mắt.<br />
Câu 30: Điều căn bản nào dẫn tới sự khác nhau giữa lịch sử phát triển của xã hội và lịch sử phát triển của<br />
tự nhiên?<br />
A. Là hoạt động diễn ra phụ thuộc vào ý thức của một số người.<br />
B. Là hoạt động diễn ra một cách chủ động.<br />
C. Là hoạt động diễn ra phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.<br />
D. Là hoạt động diễn ra có mục đích, ý thức.<br />
Câu 31: Theo triết học sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là<br />
A. các mặt đối lập triệt tiêu nhau.<br />
B. các mặt đối lập luôn tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau.<br />
C. các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau.<br />
D. các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau.<br />
Mã đề thi 301 - Trang số : 3<br />
<br />
Câu 32: Nội dung nào sau đây thể hiện ưu điểm của nhận thức lý tính?<br />
A. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài.<br />
B. Tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng.<br />
C. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp.<br />
D. Thông qua thao tác tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp.<br />
Câu 33: Thông qua quá trình chế tạo và sử dụng công cụ lao động con người đã không ngừng<br />
A. tiến hóa và hoàn thiện hơn.<br />
B. ngày càng trưởng thành hơn.<br />
C. phát triển đông đúc hơn.<br />
D. tạo ra nhiều của cải vật chất.<br />
Câu 34: Kết quả của nhận thức cảm tính giúp con người hiểu được<br />
A. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng.<br />
B. các thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng.<br />
C. bản chất của sự vật hiện tượng.<br />
D. các đặc điểm của sự vật hiện tượng.<br />
Câu 35: Nhà nước ta đề ra chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường;<br />
chính sách phát triển văn hóa, giáo dục…để góp phần phát triển con người. Điều đó thể hiện nội dung nào<br />
dưới đây?<br />
A. Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử.<br />
B. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội.<br />
C. Con người là động lực phát triển xã hội.<br />
D. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.<br />
Câu 36: Xã hội không ngừng tồn tại và phát triển là nhờ hoạt động nào sau đây?<br />
A. Sáng tạo nên các công trình kiến trúc.<br />
B. Sản xuất của cải vật chất.<br />
C. Sản xuất ra các phương tiện giao thông.<br />
D. Sáng tác ra các tác phẩm văn học.<br />
Câu 37: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh<br />
vật sẽ chết, điều này thể hiện nội dung nào dưới đây theo quan điểm Triết học?<br />
A. Quy luật tồn tại của sinh vật.<br />
B. Sự gắn bó giữa các mặt đối lập.<br />
C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập.<br />
Câu 38: Vào một ngày mùa thu, Niu-tơn ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả<br />
táo từ cây rơi xuống trúng đầu Newton…Qua quá trình nghiên cứu ông đã tìm ra được định luật “Vạn vật<br />
hấp dẫn”. Hãy cho biết điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây?<br />
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.<br />
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.<br />
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.<br />
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.<br />
Câu 39: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?<br />
A. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.<br />
B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự tác động của con người.<br />
C. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.<br />
D. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.<br />
Câu 40: Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là do yếu tố nào dưới đây?<br />
A. Nhu cầu về tương lai tươi sáng.<br />
B. Nhu cầu về cuộc sống xã hội tốt đẹp.<br />
C. Nhu cầu về cuộc sống giàu có.<br />
D. Nhu cầu thể hiện bản thân.<br />
----------------- Hết -----------------<br />
<br />
Mã đề thi 301 - Trang số : 4<br />
<br />