intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐĂK NÔNG Môn thi: Giáo dục công dân - Lớp 11 ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………. Mã số học sinh:…………………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là A. tư liệu lao động. B. công cụ lao động. C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 2: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội là A. phát triển kinh tế. B. tăng trưởng kinh tế. C. phát triển xã hội. D. phát triển bền vững. Câu 3: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người A. kinh doanh hàng hóa. B. mua hàng hóa. C. sản xuất hàng hóa. D. bán hàng hóa. Câu 4: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán. C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế. Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động A. xã hội cần thiết. B. cá nhân. C. tập thể. D. cá thể. Câu 6: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để A. xóa bỏ độc quyền. B. được miễn thuế. C. tạo khủng hoảng. D. thu nhiều lợi nhuận. Câu 7: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là A. cung. B. cầu. C. dịch vụ. D. tiêu thụ. Câu 8: Trên thị trường khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ A. giảm xuống. B. không tăng. C. mất đi. D. tăng lên. Câu 9: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa- hiện đại hóa là A. đa dạng hóa các hình thức đào tạo. B. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. hoàn thiện kiến trúc thượng tầng. D. khuyến khích cạnh tranh độc quyền. Câu 10: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất được gọi là A. hiện đại hoá. B. công nghiệp hoá. C. hợp tác hoá. D. xã hội hóa. Câu 11: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình CNH- HĐH ở nước ta hiện ta hiện nay là A. nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ hiện đại. B. dịch vụ hiện đại- công nghiệp- nông nghiệp. C. dịch vụ hiện đại- nông nghiệp- công nghiệp. D. công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hiện đại.
  2. Câu 12: Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được thực hiện thông qua quá trình nào sau đây? A. Kìm hãm cơ khí hóa nền sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Sử dụng lao động thủ công. Câu 13: Thành phần kinh tế nhà nước cùng với thành phần kinh tế nào dưới đây trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân? A. Tập thể. B. Tư nhân. C. Thị trường. D. Nước ngoài. Câu 14: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về A. quan hệ sản xuất. B. tư liệu sản xuất. C. đối tượng lao động. D. kết cấu hạ tầng. Câu 15: Xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ là đặc trưng của chế độ xã hội nào dưới đây? A. Xã hội phong kiến. B. Chủ nghĩa xã hội. C. Chiếm hữu nô lệ. D. Xã hội nguyên thủy. Câu 16: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Xóa bỏ mọi phong tục tập quán. B. Có nền kinh tế phát triển cao. C. Quan hệ hợp tác với các nước. D. Con người có cuộc sống ấm no. Câu 17: Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt A. các hoạt động kinh tế.B. các quan hệ kinh tế. C. các mức độ kinh tế. D. các thời đại kinh tế. Câu 18: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có A. giá trị sử dụng khác nhau. B. giá trị sử dụng giống nhau. C. thị trường ưu việt. D. thị trường truyền thống. Câu 19: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. tính tiện ích. B. những công dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị trao đổi. Câu 20: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để A. trao đổi hàng hóa. B. tìm nguồn nguyên liệu. C. sản xuất hàng hóa. D. phân chia lợi nhuận. Câu 21: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là kết quả tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá. B. Phân hoá sự giàu nghèo. C. Điều tiết mọi nguồn vốn. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 22: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. lợi nhuận. B. địa vị xã hội. C. công nghệ. D. thị trường tiêu thụ. Câu 23: Trên thị trường, khi giá cả tăng sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây? A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm. C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng. Câu 24: Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá khi A. cung lớn hơn cầu. B. cung tăng, cầu giảm. C. cung nhỏ hơn cầu. D. cung ngang bằng cầu.
  3. Câu 25: Trách nhiệm nào dưới đây là của công dân để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta? A. Phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo. B. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác giáo dục. C. Tăng cường công tác quản lý về giáo dục. D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. Câu 26: Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất. C. Sẵn sàng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa. Câu 27: Hành động nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình. B. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. C. Chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp. D. Vận động người thân đầu tư vốn vào sản xuất. Câu 28: Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn? A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực, bóc lột. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội là nhu cầu của nhiều nước trên thế giới. C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột. D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 29: (1.5 điểm) Hãy trình bày tính tất yếu khách quan của CNH- HĐH đất nước? Bản thân em đã vận dụng được các thành tựu của CNH-HĐH như thế nào vào cuộc sống của mình?. Câu 30: (1.5 điểm) Trong tương lai, bản thân em sẽ lựa chọn thành phần kinh tế nào để tìm kiếm việc làm? Tại sao? Để góp phần vào việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bản thân em cần phải làm gì?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2