intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh giá Tổng Mạch Nội nội dung/Chủ Vận dụng dung đề/Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu cao Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền 1 1 0.33 thống của quê hƣơng 2. Quan tâm, cảm 1 1 0.33 Giáo thông, chia dục đạo sẻ đức 3. Học tập tích cực, tự 1 1 0.33 giác 4. Giữ chữ 0.5 0.5 2 2 4 1 3.33 tín 1đ 1đ 5. Bảo tồn di 1 2 2 4 1 2.33 sản văn hóa 1đ Giáo 6. Ứng phó dục kĩ với tâm lí 0.5 0.5 2 2 4 1 3.33 năng căng thẳng 1đ 1đ sống Tổng số 9 1 6 0.5 / 1 / 0.5 15 3 10 câu 10 20 10 50 50 Tỉ lệ % 30% 10% 20% / / 100% % % % % % Tỉ lệ 50 50 40% 30% 20% 10% 100% chung % %
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 (Thời gian: 45 phút) Mạch Nội dung/chủ Mức độ đánh giá TT nội đề/bài dung 1. Tự hào về Nhận biết: 1 Giáo truyền thống - Nêu được một số truyền thống của quê hương. dục của quê đạo hƣơng đức 2. Quan tâm, Nhận biết: cảm thông, Nêu được khác niệm quan tâm, cảm thông, chia sẻ. chia sẻ 3. Học tập tích Nhận biết: cực, tự giác - Nêu được một số biểu hiện của học tập tích cực, tự giác. 4. Giữ chữ tín Nhận biết: - Nêu được khác niệm chữ tín và giữ chữ tín. - Nêu được một số biểu hiện của giữ chữ tín. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của giữ chữ tín. Vận dụng: - Phê phán những hành vi lừa dối, thất hứa, không giữ chữ tín. - Xác định được những lời nói, việc làm thể hiện giữ chữ tín. 5. Bảo tồn di Nhận biết: sản văn hóa - Nêu được khái niệm di sản văn hóa và các loại di sản văn hóa. - Kể tên được một số di sản văn hóa. Thông hiểu: - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo tồn di sản văn hóa. 6. Ứng phó với Nhận biết: tâm lí căng - Nêu được khái niệm tâm lí căng thẳng. thẳng - Nêu được một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thông hiểu: Giáo - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. dục Vận dụng: 2 kĩ - Nhận diện được những nguyên nhân dẫn đến tâm lý căng thẳng trong năng một tình huống thực tế. sống Vận dụng cao: - Thực hiện được cách ứng phó của bản thân khi gặp các tình huống gây căng thẳng. - Ứng xử tình huống thực tế.
  3. TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 NGUYỄN DUY HIỆU MÔN: GDCD 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: (Đề có 02 trang) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trƣớc phƣơng án trả lời đúng. Câu 1. Nhân vật nào dưới đây là người không giữ chữ tín? A. Bạn K nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi. B. Anh Q hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. C. Chị X thực hiện đúng những gì đã hứa. D. Anh P đến điểm được hẹn đúng giờ. Câu 2. Di sản văn hóa thường được phân chia thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 3. Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nào sau đây? A. Tiền Giang. B. Nghệ An. C. Quảng Nam D. Bắc Ninh. Câu 4. Ngày di sản văn hóa Việt Nam là ngày bao nhiêu? A. Ngày 23/11 hằng năm. B. Ngày 2/9 hằng năm. C. Ngày 30/4 hằng năm. D. Ngày 25/6 hằng năm. Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về giữ chữ tín? A. Nói một đằng, làm một nẻo. B. Treo đầu dê, bán thịt chó. C. Hứa hươu hứa vượn. D. Quân tử nhất ngôn. Câu 6. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người? A. Gặp những khó khăn, thất bại, xảy ra biến cố trong đời sống. B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao so với khả năng. C. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân. D. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân. Câu 7. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Luyện tập thể thao, làm những việc mình yêu thích. B. Hít thở sâu, nghe nhạc hoặc xem một bộ phim yêu thích. C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. Câu 8. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người đối xử như thế nào? A. Tẩy chay, xa lánh. B. Lừa dối, lợi dụng. C. Ghét bỏ, coi thường. D. Yêu mến, kính trọng. Câu 9. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về vấn đề gì? A. Bạn bè, thầy cô. B. Gia đình, nhà trường. C. Tiền bạc, vật chất. D. Tinh thần, thể chất. Câu 10. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Giữ chữ tín. B. Liêm khiết. C. Cần cù. D. Tự trọng. Câu 11. Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người? A. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn. B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm. C. Được cô giáo khen thưởng. D. Bị các bạn trong lớp xa lánh.
  4. Câu 12. Đối lập với tính tích cực, tự giác trong học tập là gì? A. Lười biếng. B. Ngoan ngoãn. C. Chăm chỉ. D. Kiên trì. Câu 13. Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? A. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm. B. Mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ hội. C. Khắc tên mình lên các di tích khi tới tham quan. D. Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá ở địa phương. Câu 14. “San sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Kiên trì. Câu 15. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể? A. Nghi lễ then của dân tộc Tày, Nùng. B. Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). C. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. D. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Di sản văn hóa là gì? Nêu một số di sản văn hóa mà em biết? Câu 2 (2 điểm) Lan hẹn Hương đi chơi vào cuối tuần này, nhưng do nhà Lan có việc đột xuất nên không đi được. Sau đó, Lan đã chủ động gọi điện xin lỗi Hương và hẹn vào hôm khác sẽ đi. a. Lan có phải là người biết giữ chữ tín hay không? Vì sao? b. Theo em, vì sao chúng ta cần phải giữ chữ tín? Câu 3 (2 điểm) Ngoài việc học ở trường, H phải thường xuyên học ở trung tâm, chỉ riêng việc di chuyển đã khiến H thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến H càng căng thẳng, đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. a. Những nguyên nhân nào khiến bạn H gặp phải những dấu hiệu trên? b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để ứng phó khi căng thẳng? ……………….HẾT………………
  5. TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 NGUYỄN DUY HIỆU MÔN: GDCD 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: (Đề có 02 trang) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trƣớc phƣơng án trả lời đúng. Câu 1. Ngày di sản văn hóa Việt Nam là ngày bao nhiêu? A. Ngày 23/11 hằng năm. B. Ngày 2/9 hằng năm. C. Ngày 25/6 hằng năm. D. Ngày 30/4 hằng năm. Câu 2. “San sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Kiên trì. D. Cảm thông. Câu 3. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Liêm khiết. B. Giữ chữ tín. C. Cần cù. D. Tự trọng. Câu 4. Đối lập với tính tích cực, tự giác trong học tập là gì? A. Lười biếng. B. Chăm chỉ. C. Ngoan ngoãn. D. Kiên trì. Câu 5. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể? A. Nghi lễ then của dân tộc Tày, Nùng. B. Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. D. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Câu 6. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người đối xử như thế nào? A. Ghét bỏ, coi thường. B. Yêu mến, kính trọng. C. Tẩy chay, xa lánh. D. Lừa dối, lợi dụng. Câu 7. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người? A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân. B. Gặp những khó khăn, thất bại, xảy ra biến cố trong đời sống. C. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao so với khả năng. D. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân. Câu 8. Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? A. Mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ hội. B. Khắc tên mình lên các di tích khi tới tham quan. C. Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá ở địa phương. D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm. Câu 9. Di sản văn hóa thường được phân chia thành mấy loại? A. 4 loại. B. 6 loại. C. 8 loại. D. 2 loại. Câu 10. Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nào sau đây? A. Tiền Giang. B. Bắc Ninh. C. Nghệ An. D. Quảng Nam Câu 11. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. B. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. C. Luyện tập thể thao, làm những việc mình yêu thích. D. Hít thở sâu, nghe nhạc hoặc xem một bộ phim yêu thích.
  6. Câu 12. Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người? A. Bị các bạn trong lớp xa lánh. B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm. C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn. D. Được cô giáo khen thưởng. Câu 13. Nhân vật nào dưới đây là người không giữ chữ tín? A. Anh Q hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. B. Anh P đến điểm được hẹn đúng giờ. C. Chị X thực hiện đúng những gì đã hứa. D. Bạn K nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi. Câu 14. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về vấn đề gì? A. Tinh thần, thể chất. B. Bạn bè. C. Gia đình. D. Tiền bạc. Câu 15. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về giữ chữ tín? A. Treo đầu dê, bán thịt chó. B. Hứa hươu hứa vượn. C. Quân tử nhất ngôn. D. Nói một đằng, làm một nẻo. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Di sản văn hóa là gì? Nêu một số di sản văn hóa mà em biết? Câu 2 (2 điểm) Lan hẹn Hương đi chơi vào cuối tuần này, nhưng do nhà Lan có việc đột xuất nên không đi được. Sau đó, Lan đã chủ động gọi điện xin lỗi Hương và hẹn vào hôm khác sẽ đi. a. Lan có phải là người biết giữ chữ tín hay không? Vì sao? b. Theo em, vì sao chúng ta cần phải giữ chữ tín? Câu 3 (2 điểm) Ngoài việc học ở trường, H phải thường xuyên học ở trung tâm, chỉ riêng việc di chuyển đã khiến H thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến H càng căng thẳng, đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. a. Những nguyên nhân nào khiến bạn H gặp phải những dấu hiệu trên? b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để ứng phó khi căng thẳng? ……………….HẾT………………
  7. TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 7 NGUYỄN DUY HIỆU KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Điểm phần trắc nghiệm bằng số câu đúng chia cho 3 (lấy hai chữ số thập phân) ĐỀ A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A A D A D B D D D A C A C C B ĐỀ B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A B B A B B C B D B B D D A C II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1 - Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch 0.5đ (1 điểm) sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Một số di sản văn hóa: Phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, quần thể di 0.5đ tích cố đô Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ,... (Nêu được 2 ý trở lên 0.5đ) Câu 2 - Lan là người biết giữ chữ tín. 0.5đ (2 điểm) Vì mặc dù không thực hiện được lời hứa nhưng Lan có lý do chính 0.5đ đáng và đã xin lỗi Hương, hẹn Hương đi chơi vào dịp khác. - Chúng ta cần phải giữ chữ tín vì: Khi chúng ta biết giữ chữ tín sẽ 1.0đ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Câu 3 a. Nguyên nhân: 1.0đ (2 điểm) - Áp lực về chuyện học tập. - Di chuyển nhiều khiến H mệt mỏi. - Lượng kiến thức ôn tập cho kì kiểm tra lớn. - Suy nghĩ tiêu cực. - Kì vọng từ gia đình. - ………………….. (Nêu được 1 ý 0.25đ, 2 ý 0.5đ, 3 ý trở lên 1.0đ) 1.0đ b. Nếu em là H em sẽ tìm rõ nguyên nhân khiến mình bị căng thẳng. Sau đó lựa chọn những giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực. Hoặc có thể tìm sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. *Lưu ý: Gv chấm linh hoạt theo cách trả lời của học sinh, đảm bảo đúng yêu cầu của đề. –––––––––––––– Hết ––––––––––––––– TỔ TRƢỞNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2