Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA CUỐI HKI, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN KT-PL LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 002 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Loại kế hoạch tài chính nào sau đây đảm bảo mục tiêu khoản tiền nhỏ trong thời gian 3 đến 6 tháng? A. Ngắn hạn. B. Vô thời hạn. C. Dài hạn. D. Trung hạn. Câu 2: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân? A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 3: Hình thức cho vay nào đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo có giá trị tương đương với số vốn vay? A. Vay trả góp. B. Vay thấu chi. C. Vay thế chấp. D. Vay tín chấp. Câu 4: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể nào sau đây? A. Ngân hàng với Nhà nước. B. Doanh nghiệp với ngân hàng. C. Doanh nghiệp với Nhà nước. D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp. Câu 5: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn được thực hiện trong thời gian bao lâu? A. 3 tháng trở lên. B. 3 đến 6 tháng. C. 3 tháng trở lại. D. 6 tháng trở lên. Câu 6: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn được thực hiện trong thời gian bao lâu? A. 3 đến 6 tháng. B. Dưới 3 tháng. C. 9 tháng trở lên. D. 6 tháng trở lên. Câu 7: Đặc điểm của tín dụng thể hiện A. Tính bắt buộc. B. Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi. C. Tính phổ biến. D. Tính vĩnh viễn. Câu 8: Tín dụng có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ? A. Là công cụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. B. Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư. C. Là công cụ giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường. D. Là công cụ giảm lạm phát. Câu 9: Mua điện thoại trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng thuộc dịch vụ tín dụng nào sau đây? A. Tín dụng Nhà nước B. Tín dụng tiêu dùng. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng ngân hàng. Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng ? A. Đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. B. Thúc đẩy quá trình tập trung vố và tập trung sản xuất. C. Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế. D. Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Câu 11: H muốn tham gia dịch vụ tín dụng vay trả góp để gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên, vợ H là K không đồng ý vì lãi gửi tiết kiệm thu về ít hơn số tiền trả lãi vay ngân hàng; mẹ Trang 1/4 - Mã đề 002
- H là P đồng ý vì lãi gửi tiết kiệm thu về nhiều hơn số tiền trả lãi vay ngân hàng; Y là bà hàng xóm nghe được câu chuyện liền khuyên H không nên, vì cách này sẽ không lỗ cũng không có lợi nhuận. Theo em, ý kiến của ai là đúng? A. Y. B. H. C. H,P,Y. D. H,P. Câu 12: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh B hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh B quyết định đến ngân hàng đề nghị vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi xuất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh B cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thỏa thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ sở hữu ( người cho vay ) là ai ? A. Mẹ anh B. B. Ngân hàng. C. Anh B. D. Vợ anh B. Câu 13: Muốn tham gia dịch vụ tín dụng ngân hàng, người vay cần phải đảm bảo điều kiện nào sau đây? A. Có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể. B. Có tài sản thế chấp. C. Có người thân giàu có. D. Có lịch sử tín dụng tốt. Câu 14: Khi thực hiện thu chi, nếu cá nhân chi vượt mức quy định thì cá nhân cần phải làm gì? A. Cắt giảm các khoản chi thiết yếu. B. Ghi nợ, kế hoạch tài chính lần sau bù lại. C. Cắt giảm các khoản chi không thiết yếu. D. Xin tiền ba mẹ bù vào. Câu 15: Đến thời hạn tín dụng, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm gì? A. Hoàn trả vốn gốc hoặc lãi . B. Hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện. C. Hoàn trả vốn gốc vô điều kiện. D. Hoàn trả lãi vô điều kiện. Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng ? A. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. B. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại. C. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất. D. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng . Sự chênh lệch đã gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn? A. Thời gian thực hiện trên 6 tháng. B. Mục tiêu thường là khoản tiền lớn. C. Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. D. Thời gian thực hiện dưới 6 tháng. Câu 18: Trong một bài tập về nhà, giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân với yêu cầu: xác định loại kế hoạch tài chính trong thời gian 9 tháng tiết kiệm 4 triệu đồng. H xác định xây dựng kế hoạch trung hạn vì H được ba mẹ cho tiền nhiều, H cân đối được các khoản chi tiêu và tiết kiệm; P xác định kế hoạch dài hạn do nguồn thu nhập thấp nên P quyết định nhịn đói không ăn sáng để tiết kiệm tiền đưa vào tiết kiệm; K xác định kế hoạch dài hạn do nguồn thu nhập thấp nên K quyết định tìm việc làm thêm để tăng thu nhập đưa vào tiết kiệm. Những ai Trang 2/4 - Mã đề 002
- có kế hoạch tài chính đạt yêu cầu giáo viên đề ra? A. P. B. H. C. K,H. D. K. Câu 19: Đặc điểm của tín dụng A. Có tính vĩnh viễn. B. Có tính bắt buộc. C. Có tính phổ biến. D. Có tính tạm thời. Câu 20: Tín dụng có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ? A. Là công cụ giảm lạm phát. B. Là công cụ giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường. C. Là công cụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. D. Là công cụ điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước. Câu 21: Lập kế hoạch tài chính cá nhân cần thực hiện bao nhiêu bước cơ bản? A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 22: Ngân hàng chính sách xã hội có mấy phương thức cho vay? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 23: Khi lập kế hoạch tài chính yêu cầu phải có quy tắc thu chi cá nhân để làm gì? A. Định hướng, đảm bảo thì phù hợp và hiệu quả của kế hoạch. B. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch. C. Theo dõi tình trạng thu chi của cá nhân. D. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn. Câu 24: Khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay) theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc lẫn lãi được gọi là gì ? A. Trả góp. B. Hỗ trợ. C. Vay vốn. D. Tín dụng. Câu 25: Khi thu nhập giảm so với ban đầu, M,N,H,K,T đã điều chỉnh kế hoạch tài chính khác nhau để đảm bảo thực hiện tiết kiệm tiền đúng kế hoạch. M chọn không ăn sáng để tiết kiệm tiền; N không mua thêm quần áo mới để tiết kiệm tiền; H tìm việc làm thêm để tăng thu nhập; P xin tiền thêm từ ba mẹ; T nghỉ học phụ đạo để đi làm thêm. Những ai đã có sự điều chỉnh kế hoạch tài chính hợp lí? A. N,H,T,P. B. N,H. C. M,P,T. D. M,N,H,T. Câu 26: Cho vay tín chấp dựa vào đặc điểm nào của người vay? A. Có tài sản đảm bảo. B. Uy tín của người vay và không cần tài sản đảm bảo. C. Uy tín của người vay và có tài sản đảm bảo. D. Là công chức, viên chức nhà nước. Câu 27: Hình thức cho vay nào mà người vay có thể trả nợ gốc và lãi trong nhiều đợt? A. Vay thế chấp. B. Vay tín chấp. C. Vay thấu chi. D. Vay trả góp. Câu 28: Hình thức tín dụng cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội thuộc dịch vụ tín dụng nào sau đây? A. Tín dụng tiêu dùng. B. Tín dụng nhà nước. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng ngân hàng. II/ PHẦN TỰ LUẬN(3 ĐIỂM) Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm của tín dụng và vai trò của nó? (2 điểm) Trang 3/4 - Mã đề 002
- Câu 2: Em hãy phân biệt các hình thức các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp và cho biết khi nào nên vay tín chấp. khi nào nên vay thế chấp? (1điểm) ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 002
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn