intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ LÊ QUÝ ĐÔN VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm có 04 trang) (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:....................................... SBD: ....................................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào dưới đây? A. Tính thật thà. B. Tính trung thực. C. Tính quyết đoán. D. Tính kiên trì. Câu 2: Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào A. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động sản xuất – kinh doanh. C. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động tiêu dùng sản phẩm. Câu 3: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? A. Tuân thủ quy định của pháp luật. B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. C. Không sản xuất hàng quốc cấm. D. Sử dụng các thủ đoạn phi pháp. Câu 4: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào góp phần hình thành nên đạo đức kinh doanh của các chủ thể? A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp. B. Tính trung thực và tôn trọng con người. C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng. Câu 5: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc. C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực. Câu 6: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng miệng. B. Bằng tiền. C. Bằng tài sản. D. Bằng quyền lực. Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự nguyện. B. Cưỡng chế. C. Cưỡng bức. D. Tự giác.
  2. Câu 8: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Quyền uy. C. Phục tùng. D. Cưỡng chế. Câu 9: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Ủy quyền. D. Đại diện. Câu 10: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động còn có thể gọi là A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động. C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động. Câu 11: Bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích : Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu … Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy…. Hoạt động của các chủ thể được nhắc tới trong bài hát trên là hoạt động nào dưới đây? A. Tiêu dùng. B. Phân phối. C. Lao động. D. Đối ngoại. Câu 12: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình, chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê anh X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp này những ai không phải là chủ thể tham gia vào thị trường lao động? A. Ông M và anh T. B. Ông M và anh X. C. Anh T và anh X. D. Anh X và chị L. Câu 13: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh. D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh. Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh? A. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. D. Đam mê của chủ thể kinh doanh. Câu 15: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh được gọi là A. lực lượng lao động. B. ý tưởng kinh doanh. C. cơ hội kinh doanh. D. năng lực quản trị.
  3. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt? A. Tính thời điểm. B. Tính ổn định. C. Tính hấp dẫn. D. Tính trừu tượng. Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Đúng thời điểm. D. Lỗi thời. Câu 18: Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh? A. Chị P và chị K. B. Ông M và chị K. C. Ông M và chị P. D. Ông T và ông M. Câu 19: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh? A. Ông Q và anh G. B. Ông Q và ông T. C. Anh G và ông T. D. Ông P và ông T. Câu 20: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh? A. Anh K và anh P. B. Anh K và chị S. C. Anh P và anh K. D. Ông H và anh K. Câu 21: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn suy nghĩ để vạch ra chiến lược kinh doanh cho công ty của mình, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh? A. Năng lực quốc tế. B. Năng lực giao tiếp. C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực làm việc nhóm. Câu 22: Việc ông H, chủ một doanh nghiệp tư nhân X thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng là phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh? A. Năng lực cung cầu. B. Năng lực giao tiếp. C. Năng lực sản xuất. D. Năng lực lãnh đạo. Câu 23: Khi chủ doanh nghiệp luôn luôn chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định điều hành công ty hợp lý nhất, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh? A. Năng lực sáng tạo. B. Năng lực sản xuất.
  4. C. Năng lực thuyết trình. D. Năng lực lãnh đạo. Câu 24: Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo. Câu 25: Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần. Việc làm của chị M trong trường hợp dới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh? A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực giao tiếp, hợp tác. C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. D. Năng lực thiết lập quan hệ. Câu 26: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm ưu thế trong tuyển dụng? A. Lao động được đào tạo. B. Lao động không qua đào tạo. C. Lao động giản đơn. D. lao động có trình độ thấp. Câu 27: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng như thế nào đối với tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất? A. Tăng nhanh hơn. B. Tăng chậm hơn. C. Giảm sâu hơn. D. Luôn cân bằng. Câu 28: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động A. chất lượng cao. B. chất lượng thấp. C. không đào tạo. D. không trình độ. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Tình huống: Anh H mới tốt nghiệp Đại học ngành du lịch nhưng khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của bạn vẫn còn hạn chế. Anh đã nhiều lần tham gia tuyển dụng vào vị trí hướng dẫn viên du lịch nhưng vẫn chưa tìm được việc. a. Theo em vì sao anh H qua nhiều lần tuyển dụng vẫn chưa tìm được việc? Em có lời khuyên gì với anh H qua tình huống trên? b. Em hãy nêu những xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam ta hiện nay? Trả lời: a. Theo em có nhiều nguyên nhân khiến người lao động gặp khó khăn trong việc tìm việc làm trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, theo tình huống trên em xác định 1 nguyên nhân khiến anh H không trúng tuyển trong những lần đi
  5. tuyển dụng vào vị trí hướng dẫn viên du lịch là vì khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của anh còn nhiều hạn chế. Lời khuyên của em: anh H nên trau dồi học tập nâng cao khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và cả kĩ năng giao tiếp và ứng xử xã hội ( kĩ năng mềm) để đảm bảo đầy đủ những phẩm chất cần có của một người hướng dẫn viên du lịch. b. Xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là: - Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ. - Chuyển dịch nghề nghiệp với những kĩ năng mềm. - Lao động giản đơn sẽ trở nêm yếu thế. - Xu hướng lao động phi chính thức gia tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1