intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn HĐTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn HĐTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn HĐTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LONG ĐIỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HĐTN-HN – LỚP 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1. Đâu là biểu hiện của sự tập trung khi học trên lớp: A. Lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài học. B. Nói chyện với bạn khi giáo viên dang giảng bài. C. Không ghi nội dung bài học. D. Học bài môn sinh trong giờ học môn Toán. Câu 2: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô A. Không lắng nghe thầy cô. B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô. D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô. Câu 3. Khi gia đình có người ốm, chúng ta không nên làm gì? A. Kéo bạn bè về nhà chơi B. Chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho người ốm C. Động viên khích lệ và nói năng nhẹ nhàng D. Giữ không gian yên tĩnh và thông thoáng nơi người ốm nằm Câu 4: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ? A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau. B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn. C. Chân thành , thiện ý với bạn. D. Cởi mở, hòa đồng với bạn. Câu 5. Để tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, chúng ta không nên làm gì? A. Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa cơm ngon miệng B. Tự giác dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ đi làm về C. Mở ti vi lên xem chờ đến giờ ăn cơm D. Chia sẻ niềm vui học tập vói cả nhà Câu 6. Các biện pháp rèn luyện sức khỏe ở lứa tuổi Học sinh trung học cơ sở là: A. Không tham gia thể thao, không tập thể dục. B. Có chế độ ăn uống hợp lí kết hợp với tập thể dục thể thao. C. Ăn theo sở thích, ăn không điều độ. D. Dành hết thời gian cho việc học tập.
  2. Câu 7 : Những ý nào đúng cho những thay đổi của cơ thể so với khi là học sinh tiểu học. A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng… B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai. C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập. D.Tất cả các ý trên . Câu 8: Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì? A. Mắng bạn. B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành. C. Đánh bạn. D. Không chơi với bạn. Câu 9. Đâu không phải là thiết kế sản phẩm thể hiện hình ảnh đáng tự hào của bản thân? A. Lựa chọn một sản phẩm: tranh vẽ, bài thơ,… B. Lựa chọn những đặc điểm thể hiện hình ảnh bản thân: năng lực, sở thích,…. C. Thích gì là mua bằng được. D. Tự tin giới thiệu sản phẩm. Câu 10: Những việc nào cần làm để tự chăm sóc bản thân? A. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. B. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao. C. Luôn lạc quan, yêu đời. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 11. Sự thay đổi về vóc dáng các bạn trong lớp khác nhau là do: A. Do Chế độ ăn uống, tập thể thao khác nhau; do di truyền hoặc do sự dậy thì sớm hay muộn . B. Do học nhiều. C. Do chơi thể thao. D. Do tham gia nhiều hoạt động chung. Câu 12. Để nuôi dưỡng tình cảm gia đình, chúng ta không nên làm gì? A. Thường xuyên duy trì bữa cơm gia đình B. Mỗi người một điện thoại khi về nhà C. Dành nhiều thời gian quây quần, thể dục thể thao với nhau D. Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi nhau về cuộc sống, công việc Câu 13. Để kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xích mích với bạn thân em không nên làm gì? A. Nghĩ về những điểm tốt của bạn. B. Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình.
  3. C. Tìm ra những điểm tốt của bạn. D. Tranh luận gay gắt với bạn khi xảy ra xích mích. Câu 14. Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rủ đi đá bóng (môn thể thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp. B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà. C. Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất. D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra. B. TỰ LUẬN: Câu 1: Em thường làm quen với bạn mới như thế nào? Hãy chia sẻ cách của em? Câu 2: Hãy kể những việc em đã làm để nuôi dưỡng tình cảm với các thành viên trong gia đình? ------------- Hết -------------- Phó hiệu trưởng duyệt đề GV duyệt đề GV ra đề Nguyễn Quốc Thông Thịnh Thị Thanh Hương Lý Ngọc Nhung
  4. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LONG ĐIỀN ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HĐTN-HN – LỚP 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 1.A 2.A 3.A 4.B 5.C 6.B 7.D 8.B 9.C 10.D 11.A 12.B 13.D 14.C B. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Em thường làm quen bằng cách: - Tự tin giới thiệu bản thân - Tìm hiểu sở thích và cùng nhau thực hiện - Chuẩn bị một cuốn truyện yêu thích và chia sẻ với các bạn Câu 2: (1 điểm) Những việc em đã làm để nuôi dưỡng tình cảm với các thành viên trong gia đình: Hs tự liên hệ bản thân
  5. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LONG ĐIỀN ĐỀ ÔN KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HĐTN-HN – LỚP 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Đâu là biểu hiện của sự tập trung khi học trên lớp: A. Lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài học. B. Nói chyện với bạn khi giáo viên dang giảng bài. C. Không ghi nội dung bài học. D. Học bài môn sinh trong giờ học môn Toán. Câu 2 : Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày. A.Tự giác học tập. B. Nhường em nhỏ. C. Tôn trọng bạn bè. D. Tất cả các ý trên trên. Câu 3: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô A. Không lắng nghe thầy cô. B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô. D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô. Câu 4. Khi gia đình có người ốm, chúng ta không nên làm gì? A. Kéo bạn bè về nhà chơi B. Chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho người ốm C. Động viên khích lệ và nói năng nhẹ nhàng D. Giữ không gian yên tĩnh và thông thoáng nơi người ốm nằm Câu 5: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ? A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau. B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn. C. Chân thành , thiện ý với bạn. D. Cởi mở, hòa đồng với bạn. Câu 6. Để tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, chúng ta không nên làm gì?
  6. A. Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa cơm ngon miệng B. Tự giác dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ đi làm về C. Mở ti vi lên xem chờ đến giờ ăn cơm D. Chia sẻ niềm vui học tập vói cả nhà Câu 7 : Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới. A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới. B. Chủ động làm quen với bạn bè mới. C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên vể phương pháp học các môn học mới. D. Tất cả các ý trên trên. Câu 8: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không ? A. Trung thực. B. Nhân ái. C. Trách nhiệm. D Tất cả các ý trên. Câu 9 : Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học. A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng… B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai. C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập. D.Tất cả các ý trên . Câu 10: Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì? A. Mắng bạn. B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành. C. Đánh bạn. D. Không chơi với bạn. Câu 11. Hiện tượng nào không phải là thiên tai? A. Trời quang, mây tạnh. B. Hạn hán C. Bão, lũ quét. D. Động đất. Câu 12. Đâu không phải là thiết kế sản phẩm thể hiện hình ảnh đáng tự hào của bản thân? A. Lựa chọn một sản phẩm: tranh vẽ, bài thơ,… B. Lựa chọn những đặc điểm thể hiện hình ảnh bản thân: năng lực, sở thích,…. C. Thích gì là mua bằng được. D. Tự tin giới thiệu sản phẩm. Câu 13: Những việc nào cần làm để tự chăm sóc bản thân? A. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
  7. B. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao. C. Luôn lạc quan, yêu đời. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 14. Sự thay đổi về vóc dáng các bạn trong lớp khác nhau là do: A. Do Chế độ ăn uống, tập thể thao khác nhau; do di truyền hoặc do sự dậy thì sớm hay muộn . B. Do học nhiều. C. Do chơi thể thao. D. Do tham gia nhiều hoạt động chung. Câu 15. Để nuôi dưỡng tình cảm gia đình, chúng ta không nên làm gì? A. Thường xuyên duy trì bữa cơm gia đình B. Mỗi người một điện thoại khi về nhà C. Dành nhiều thời gian quây quần, thể dục thể thao với nhau D. Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi nhau về cuộc sống, công việc Câu 16. Các biện pháp rèn luyện sức khỏe ở lứa tuổi Học sinh trung học cơ sở là: A. Không tham gia thể thao, không tập thể dục. B. Có chế độ ăn uống hợp lí kết hợp với tập thể dục thể thao. C. Ăn theo sở thích, ăn không điều độ. D. Dành hết thời gian cho việc học tập. Câu 17. Tính cách tạo thuận lợi cho bản thân trong sinh hoạt hằng ngày là: A. Khó tính, lằm lì ít nói. B. vui vẻ, luộm thuộm. C. Hòa đồng, thân thiện, vui vẻ, tự tin. D. Chậm chạp, ít nói, thông minh. Câu 18: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp? A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện. B. Tôn trọng, lắng nghe người khác. C. Lời nói thô tục, lỗ mãng. D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn. Câu 19. Để kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xích mích với bạn thân em không nên làm gì? A. Nghĩ về những điểm tốt của bạn. B. Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình. C. Tìm ra những điểm tốt của bạn. D. Tranh luận gay gắt với bạn khi xảy ra xích mích. Câu 20: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí? A. Lên danh sách những thứ cần mua. B. Mua những thứ thật sự cần thiết.
  8. C. Biết mặc cả khi mua hàng. D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết. Câu 21. Bạn A là học sinh vui vẻ, hòa đồng và có trách nhiệm trong học tập. Nhưng có nhiều lúc bạn A không kiểm soát được cảm xúc của mình, dễ tức giận, gắt gỏng với người xung quanh. Để khắc phục điều chỉnh thái độ đó, bạn A cần phải: A. Hít thật sâu và thở ra thật chậm để giảm tức giận; không phản ứng, không nói khi đang bực tức. B. Luôn nghĩ đến xấu của người khác. C. Cứ nói kể cả những lời không hay lúc đang bực tức. D. Luôn giữ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong mình. Câu 22. Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rủ đi đá bóng (môn thể thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp. B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà. C. Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất. D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra. Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học thân thiện, an toàn chưa phù hợp? A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện. B. Tôn trọng, lắng nghe người khác. C. Lời nói thô tục, lỗ mãng. D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn. B. TỰ LUẬN: Câu 1: Em thường làm quen với bạn mới như thế nào? Hãy chia sẻ cách của em? Câu 2: Em hãy chia sẻ cách giao tiếp của em với thầy cô? Câu 3: Hãy kể những việc em đã làm để nuôi dưỡng tình cảm với các thành viên trong gia đình?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2