intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH & THCS Trần Phú, Bắc Trà My giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi học kì 1, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG: PTDT BT TH THCS TRẦN PHÚ MÔN: KHTN 6 Họ và tên : .......................................………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta thay đổi khoảng cách giữa A. vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. B. vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. C. vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. D. vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Câu 2: Ứng dụng nông dân xử lí đất chua bằng vôi bột liên quan tới lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 3. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian? A. Cân đồng hồ. B. Đồng hồ. C. Nhiệt kế. D. Máy tính. Câu 4. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế. B. Tốc kế. C. Cân. D. Đồng hồ. Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của A. chất khí. B. chất rắn. C. các chất. D. chất lỏng. Câu 6. Trước khi đo chiều dài của một vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để? A. Lựa chọn thước đo phù hợp. B. Đặt mắt đúng cách. C. Đọc kết quả đo chính xác. D. Đặt vật đo đúng cách. Câu 7. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất? A. Đồng hồ mặt trời. B. Đồng hồ đeo tay. C. Đồng hồ cát. D. Đồng hồ hẹn giờ. Câu 8: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Sunfur dioxide. D. Carbon dioxide. Câu 9: Đâu không phải tính chất của thực phẩm? A.Đa dạng. B.Dễ bị hỏng. C. Không có hạn sử dụng. D. Dễ bị biến đổi. Câu 10: Hỗn hợp được tạo ra từ A. nhiều nguyên tử. B. một chất hoặc một nguyên tử. C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt. Câu 11: Chất tinh khiết được tạo ra từ A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất. C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau.
  2. Câu 12: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước? A. Muối ăn. B. Calcium carbonate C. Đường. D. Viên C sủi Câu 13: Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào gan. C. Tế bào cơ. D. Tế bào hồng cầu. Câu 14: Chức năng nhân/vùng nhân của tế bào A. tham gia trao đối chất với môi trường. B. là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. C. là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 15: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng gọi là A. tế bào. B. cơ quan. C. mô. D. hệ cơ quan. Câu 16: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. cơ thể. B. cơ quan. C.tế bào. D. mô. Câu 17: Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên phổ thông. B. Tên địa phương. C. Tên dân gian. D. Tên khoa học. Câu 18: . Tên địa phương của loài trong hình là A. Lạc đà một bướu. B. Camelus dromedarius. C. Lạc đà hai bướu. D. Camelus bactrianus. Câu 19: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy? A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường. D. Lực của người mẹ đẩy xe nôi em bé. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của hai vật và không thể làm biến dạng vật. B. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. D. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. II. TỰ LUẬN: ( 5,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Em hãy đưa ra cách khắc phục các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ để thu được kết quả đo chính xác.
  3. 1. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. 2. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. 3. Để vật cồng kềnh trên đĩa cân. Câu 2: (1,0 điểm) Em hãy nêu tính chất vật lý của khí oxygen (Trạng thái, màu sắc, mùi,vị, tính tan trong nước..). Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy đề xuất cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm? Câu 4: (1,0 điểm) Quan sát hình 13.1 dưới đây, cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào? Câu 5: ( 1,0 điểm) Hãy xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân để phân chia các sinh vật sau thành từng nhóm: chim đà điểu, thú mỏ vịt, dơi, cá chép, cá voi xanh. -HẾT-
  4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN:KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B B A D A D B C C A B A B B Câu hỏi 16 17 18 19 20 Đáp án D B A C D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Câu 1 1. đặt cân trên bề mặt hoàn toàn phẳng. 0,25đ (1,0 điểm) 2. Để đạt được độ chính xác cao ta cần đặt vật ở giữa đĩa cân. 0,25đ 3. để các vật có kích thước vừa phải, phù hợp với từng loại cân. 0,5đ Với những vật cồng kềnh ta nên dùng những loại cân lớn hơn. Câu 2 Tính chất vật lý khí oxygen: (1,0 điểm) - Ở điều kiện thường oxygen ở thể khí, không màu,không 0,75 đ mùi,không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Oxygen hóa lỏng ở -1830C, hóa rắn ở -2180C. Ở thể lỏng 0,25 đ và rắn, oxygen có màu xanh nhạt. Câu 3 - Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất ( 1,0 điểm) đặc trưng của từng nhiên liệu: Củi, than, xăng, dầu, gas… - Dùng đúng cách để an toàn 0,25 đ - Dùng vừa đủ để tiết kiệm và hiệu quả cao. 0,25 đ - Ví dụ: Khi dùng than củi hoặc gas nấu ăn chỉ để lửa ở mức 0,5 đ phù hợp để an toàn với việc đun nấu, không để lửa quá to, quá lâu, cháy lan, cháy nổ gây nguy hiểm không cần thiết. Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động tốt cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Câu 4 Sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào: Cây hoa mai, con gà,cây 1,0 điểm ( 1,0 điểm) lúa Câu 5 Một số loài động vật ( 1,0 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2